Tranh cãi quanh việc Học viện Tòa án không tuyển thí sinh nữ cao dưới 1m55 và cân nặng quá 60kg

Thứ bảy, 16/03/2019, 09:26 AM

Tiêu chí sơ tuyển, Học viên Tòa án đưa ra yêu cầu không tuyển thí sinh nữ nặng quá 60kg, cao dưới 1m55 đang gây tranh cãi trong dư luận.

tranh-cai-hoc-vien-toa-an-khong-tuyen-thi-sinh-nu-qua-60kg
Tiêu chí sơ tuyển, Học viên Tòa án đưa ra yêu cầu không tuyển thí sinh nữ nặng quá 60 kg đang gây tranh cãi trong dư luận..Ảnh minh họa

Trong tiêu chí sơ tuyển, Học viện Tòa án đưa ra yêu cầu nam cao từ 1m60 trở lên, nặng từ 48 - 80 kg; nữ cao từ 1m55 trở lên, nặng từ 45 - 60 kg. Như vậy với thí sinh nữ vượt 60kg, cao dưới 1m55, thí sinh Nam cao dưới 1m60 sẽ không đạt tiêu chuẩn xét tuyển.

Ngay lập tức quy định về tiêu chí trên của Học viện Tòa án thu hút sự quan tâm dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, ngành tòa án không phải như quân đội, công an nhưng đưa ra tiêu chí sơ tuyển khắt khe mang nặng hình thức bên ngoài.

Theo đó, ngành tòa án quan trọng nhất đòi hỏi kiến thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức, công tâm chứ không phải chỉ hình thể cân đối. 

Trả lời báo chí Tiến sĩ Lê Hữu Du, Trưởng phòng Đào tạo và khảo thí, Học viện Tòa án cho rằng, việc đưa ra các tiêu chí về sức khỏe, hình thể không phải phân biệt ngoại hình của người học mà vì tính đặc thù của nghề nghiệp. Hiện nay có 4 khối cơ quan yêu cầu về sức khỏe, thể lực ngay từ khâu tuyển sinh để đào tạo, gồm: quân đội, công an, kiểm sát, tòa án. Với quân đội thì rõ rồi, ai cũng thấy yêu cầu về sức khỏe, thể lực là đương nhiên.

Ngoài ra, công an, kiểm sát, tòa án là các khối cơ quan tham gia vào hoạt động tư pháp, gắn liền với các hoạt động phòng chống tội phạm, nên có tính đặc thù trong tuyển sinh và tuyển dụng. Việc các đơn vị đào tạo của các khối ngành này đưa ra tiêu chuẩn về sức khỏe, hình thể để tuyển sinh là để đáp ứng yếu tố đặc thù đó.

Theo Tiến sĩ Du, phán quyết của thẩm phán là nhân danh nhà nước. Khi một cán bộ đứng dậy để nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết thì phải hình dung ngôn ngữ, giọng nói, thần thái... đều biểu thị cho quyền lực của nhà nước. Do đó, Học viện Tòa án mới đưa ra tiêu chí sơ tuyển hình thể.

Trước đó, đầu tháng 2 vừa qua, Trường ĐH Sư phạm TP HCM công bố chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển dự kiến năm 2019, trong đó có quy định điều kiện xét tuyển tối thiểu về chiều cao với các ngành đào tạo giáo viên. Cụ thể, nam phải cao từ 1 m 55 trở lên và nữ cao từ 1 m 50 trở lên. Riêng ngành giáo dục thể chất, nam phải cao từ 1 m 65 và nặng 50 kg trở lên, nữ phải đạt tối thiểu 1 m 55 chiều cao và nặng 45 kg trở lên.

Ngay sau đó quy định này đã nhận được nhiều ý kiến phản ứng trái chiều từ dư luận xã hội. Chỉ 2 ngày sau đó, Trường ĐH Sư phạm TP HCM đã phải gỡ tiêu chí chiều cao với thí sinh xét tuyển vào ngành sư phạm khỏi đề án tuyển sinh dự kiến.

Ngày 14/3 vừa qua, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cũng thông tin những điểm mới trong tuyển sinh các trường ĐH, CĐ thuộc khối này. Đáng chú ý về tiêu chuẩn chính trị, đạo đức đưa ra quy định mới, thí sinh không được có hình xăm, chữ xăm trên cơ thể. So với trước đây, quy định này khắt khe hơn khi trước đây chỉ quy định thí sinh không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.
 

Làm sao nhận biết được thịt heo chứa sán?

Hiện nay, vấn đề về an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là về độ an toàn của các loại thịt. Xuất hiện thịt có giun sán tràn lan trên thị trường và nhiều người tiêu dùng mua về mà không hay biết gì.

 

Hà Nội: Thực hư thông tin Trường Mầm non đóng cửa vì hoạt động chui?

Lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm khẳng định không có chuyện Trường Mầm non Bước Chân Vui Nhộn hoạt động chui như đồn thổi trên mạng.

 

Vụ 44 trẻ mầm non nhiễm sán lợn: Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân

Sau thông tin 44 trẻ mầm non nhiễm sán lợn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu Công an điều tra, xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan đến việc cung cấp thực phẩm không an toàn cho trường học.