Trung Quốc sản xuất áo phông 'Tẩy chay Trung Quốc' bán cho người Ấn Độ

Thứ bảy, 20/06/2020, 18:41 PM

Trong khi căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bị đẩy lên cao, người Ấn tranh nhau mua những sản phẩm in nội dung "Tẩy chay Trung Quốc" để ủng hộ phong trào cùng tên.

Một chiếc mũ

Một chiếc mũ "Tẩy chay Trung Quốc" sản xuất tại Trung Quốc được bày bán trên Amazon phiên bản Ấn Độ với giá 358 Rupi (khoảng 140.000 VNĐ).

Người Ấn Độ liên tục tổ chức các chương trình tẩy chay Trung Quốc, bao gồm thể hiện quan điểm chính trị của mình trước căng thẳng biên giới Trung - Ấn bằng cách mặc những trang phục có in nội dung này.

Tuy nhiên, điều đáng nói là các trang phục như áo in chữ, mũ có dòng chữ "China Boycott" (Tẩy chay Trung Quốc) lại được nhập khẩu từ chính Trung Quốc. Hiện các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc bất chấp nội dung của các sản phẩm này có ý phỉ báng chính quốc gia của họ để tăng doanh thu sau thời gian cách ly xã hội kéo dài khiến kinh doanh sụt giảm. 

Tấm áp phích có nội dung:

Tấm áp phích có nội dung: "Tẩy chay sản phẩm của Trung Quốc".

Các sản phẩm này được bày bán rộng rãi trên các trang thương mại điện tử của Ấn Độ. Và không khó để nhìn thấy tem mác của sản phẩm đều có dòng chữ "Made in China" (Sản xuất tại Trung Quốc).

Câu chuyện đã tạo ra tranh luận lớn trên các diễn đàn thảo luận. Trong khi đó, chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang thúc đẩy chính sách huy động nguồn lực sản xuất tại địa phương để cung cấp ra thị trường các sản phẩm của chính họ chứ không phải do Trung Quốc sản xuất.

Áo phông tẩy chay Trung Quốc.

Áo phông tẩy chay Trung Quốc.

Cuộc đối đầu chết người ở biên giới Ấn Độ và Trung Quốc dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) hôm 15/6 đã dẫn đến các cuộc biểu tình cũng như kêu gọi tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc ở Ấn Độ.

Sau vụ đụng độ, thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc Oppo đã hủy buổi ra mắt điện thoại thông minh 5G ở Ấn Độ mà chỉ tải lên một video thông báo ra mắt trên YouTube.

Thời báo Kinh tế, một tờ báo tài chính hàng ngày của Ấn Độ, đưa tin hôm 18/7 rằng các công ty viễn thông nhà nước có thể ngừng mua thiết bị từ các công ty Trung Quốc. Các nhà khai thác mạng di động tư nhân cũng có thể bị cấm sử dụng thiết bị được cung cấp bởi các công ty Trung Quốc như Huawei.

Trên mạng xã hội Ấn Độ lan truyền rộng rãi nhiều video cho thấy mọi người phá hủy các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. Một số thậm chí còn kêu gọi tẩy chay thực phẩm Trung Quốc.

Hôm 18/6, Bộ trưởng Liên bang về Thực phẩm và các Vấn đề Tiêu dùng Ram Vilas Paswanwas cũng đã tham gia phong trào tẩy chay này. "Tôi muốn kêu gọi mọi người rằng vì cách Trung Quốc cư xử, chúng ta sẽ tẩy chay tất cả các sản phẩm của Trung Quốc", ông Paswan nói với các phóng viên Ấn Độ.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ với thương mại đạt 92,68 tỷ USD năm 2019. Do vậy, giáo sư Biswajit Dhar thuộc Đại học Jawaharlal Nehru cho biết: "Một cuộc tẩy chay là hoàn toàn không thực tế vì chúng ta phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều".

Các công ty Trung Quốc cũng có sự hiện diện sâu sắc ở Ấn Độ. Nhiều công ty hàng đầu đã đầu tư vào Ấn Độ như công ty thanh toán kỹ thuật số Paytm và trang web thương mại điện tử Flipkart.

Liên minh các thương nhân Ấn Độ, người tuyên bố đại diện cho gần 70 triệu thương nhân, cũng đã phát động chiến dịch 'tẩy chay Trung Quốc', công bố danh sách hơn 500 loại sản phẩm, bao gồm đồ dùng nhà bếp và hàng điện tử.

"Trong giai đoạn đầu tiên, chúng tôi sẽ nhắm mục tiêu hơn 3.000 sản phẩm", tổng thư ký của liên minh Praveen Khandelwal tuyên bố và thêm rằng điều đó có thể gây thiệt hại 13 tỷ USD cho Trung Quốc vào cuối năm 2021.

Ông nói thêm rằng các giai đoạn tiếp theo của chiến dịch có thể nhắm mục tiêu nguyên liệu thô, phụ tùng và các sản phẩm định hướng công nghệ.

Bài liên quan