Cách CEO của Cathay Pacific từ chức vì biểu tình ở Hong Kong gây sốt cộng đồng mạng

Thứ tư, 21/08/2019, 11:02 AM

Sau khi bị Trung Quốc yêu cầu đuổi các nhân viên biểu tình ở Hong Kong, CEO của Cathay Pacific, Rupert Hogg, đưa cho Bắc Kinh danh sách chỉ có tên ông, sau đó từ chức, tờ Ib Times ngày 19/8 đưa tin.

Cathay Pacific Airways là hãng hàng không của Hong Kong với điểm trung chuyển chính là Sân bay quốc tế Hong Kong.
Cathay Pacific Airways là hãng hàng không của Hong Kong với điểm trung chuyển chính là Sân bay quốc tế Hong Kong.

Rupert Hogg, Giám đốc điều hành (CEO) của Cathay Pacific Airways (Hong Kong), từ chức ngay khi từ chối yêu cầu của Trung Quốc về việc cung cấp danh sách các nhân viên biểu tình ở Hong Kong,

Trung Quốc, cổ đông lớn thứ hai của Cathay thông qua Air China, cũng ra lệnh cho ông Hogg đuổi việc những nhân viên tham gia biểu tình ở Hong Kong.

Đáp lại, ông Hogg đưa cho Bắc Kinh danh sách chỉ có một tên trên đó, đó chính là tên ông. Sau đó ông từ chức.

Ông Hogg đã từ chức vào ngày 16/8 thay vì phản bội nhân viên của mình. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin về việc ông Hogg từ chức. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin ông Hogg từ chức vào lúc 4:50 chiều ngày 16/8. Cathay Pacific chính thức thông báo quyết định của ông Hogg 30 phút sau đó.

Hành động của ông Hogg được nhiều người Hong Kong và Đài Loan ca ngợi là anh hùng. Wang Ting-yu, một thành viên của quốc hội Đài Loan viết: "Các chiến binh thực thụ cho thấy vinh quang cao quý nhất của bản chất con người khi đối mặt với những quyết định vĩ đại".

"Ông ấy đã không phản bội bất kỳ nhân viên Cathay Pacific nào! Ông ấy tự chịu trách nhiệm! Xin hãy nhớ tên của quý ông này. Ông Rupert Hogg!, Wang viết thêm.

Ngày 9/8, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết các nhân viên Cathay đã tham gia biểu tình, gây ra mối đe dọa đối với an toàn hàng không ở Trung Quốc đại lục, và đã ra lệnh cho Cathay cung cấp tên của họ.

Khi được hỏi về điều này hai ngày sau đó, Chủ tịch Cathay John Slosar cho biết hãng này tôn trọng quan điểm của nhân viên.

“Chúng tôi chắc chắn sẽ không nghĩ đến việc nói với họ về việc họ phải nghĩ cái gì. Họ đều là người lớn, họ đều là các chuyên gia dịch vụ. Chúng tôi rất tôn trọng họ”, ông nói.

 

Mua 66 tiêm kích F-16V của Mỹ, cán cân sức mạnh ở eo biển Đài Loan có thay đổi?

Cán cân sức mạnh ở eo biển Đài Loan dường như không thay đổi, song Trung Quốc vẫn phải cân nhắc kỹ trước khi tấn công Đài Loan bởi nhiều khả năng trong thời gian tới, Đài Bắc sẽ tiếp nhận thêm một phi đội F-16V.

 

TT Trump chính thức phê chuẩn bán 66 chiến đấu cơ F-16V cho Đài Loan

Tổng thống Mỹ Trump đã chấp thuận thương vụ bán chiến đấu cơ F-16V cho Đài Loan bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Taiwan News ngày 19/8 đưa tin.

 

Trung Quốc cảnh báo Mỹ gánh hậu quả nếu bán F-16 cho Đài Loan

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức thông báo với Quốc hội việc ủng hộ bán 66 chiếc tiêm kích F-16 trị giá 8 tỉ USD cho Đài Loan.  .