TS. Bùi Trinh: ‘Không nên đặt mục tiêu tăng trưởng GDP nữa’

Thứ hai, 31/12/2018, 04:40 AM

"Tôi cho rằng chúng ta không nên đặt mục tiêu tăng trưởng GDP nữa. Bởi GDP tăng trưởng càng cao thì càng gây bất ổn kinh tế vĩ mô”, TS. Bùi Trinh nêu quan điểm.

5-con-so-an-tuong-kinh-te-viet-nam-2018
Năm 2018 là năm thành công toàn diện của kinh tế Việt Nam, đặc biệt tăng trưởng GDP. Ảnh minh họa

Năm 2018 là năm thành công toàn diện của kinh tế Việt Nam, khi cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Trong đó Kim ngạch xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm ước đạt trên 482,23 tỷ USD. Đặc biệt, lần đầu tiên, Việt Nam đạt mức xuất siêu 7,2 tỷ USD.

Đây là con số mà trước nay Việt Nam chưa bao giờ đạt được. Như vậy, Việt Nam đã có 3 năm liên tục xuất siêu với con số năm sau luôn cao hơn năm trước, là kết quả ấn tượng so với mục tiêu cân bằng cán cân thương mại đặt ra cho năm 2020. Xuất siêu lớn không chỉ góp phần quan trọng gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, mà còn góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.

Đặc biệt tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục, ước đạt 7,08%, cao hơn mục tiêu 6,7% đề ra và cũng cao hơn mọi dự báo.

Bình luận về con số tăng trưởng GDP kỷ lục trong năm 2018, Chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh cho biết, năm 2018 GDP Việt Nam đạt mức kỷ lục, ước đạt 7,08%, mức kỷ lục trong 10 năm. Tuy nhiên, như Thủ tướng từng nói “Chính phủ sẽ không bao giờ cho phép ngủ quên trên vòng nguyệt quế, không những 2017, 2018 và cả những năm tới đây bởi hành trình của dân tộc ta còn rất dài, với rất nhiều thách thức phía trước...".

Do đó sau con số tăng trưởng trên chúng ta cần nhìn vào thực tế kinh tế Việt Nam, ngay đầu năm 2019, giải bài toán ngân sách thiếu hụt thuế bảo vệ môi trường xăng dầu có hiệu lực. Xem xét tăng các loại thuế khác như VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt…

Mới đây nhất câu chuyện đặt ra thu phí môi trường khí thải, cập nhật dữ liệu quản lý thuế người hành nghề xe ôm, quán cóc, xe lam…

“Tăng thuế là ảnh hưởng đến người dân, vậy quay ngược trở lại khi tăng GDP, người dân được hưởng gì từ kỳ tích ấy hay lại phải cõng thêm gánh nặng thuế? Tôi cho rằng chúng ta không nên đặt mục tiêu tăng trưởng GDP nữa. Bởi GDP tăng trưởng càng cao thì càng gây bất ổn kinh tế vĩ mô”, TS. Bùi Trinh nêu quan điểm.

xe-om-quan-cocvao-tam-ngam-thue-thu-nhap-ca-doi-cua-ho-khong-bang-tien-lang-phi-tham-nhung
Chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh. Ảnh H.Lâm

Mặt khác, theo TS. Bùi Trinh, con số tăng trưởng GDP cao hay thấp cũng không có ý nghĩa nhiều đối với nền kinh tế Việt Nam. Vị chuyên gia này phân tích, mô hình kinh tế của Việt Nam vẫn chuyển đổi chậm, nền kinh tế vẫn phụ thuộc nặng nề vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo và FDI. Nền kinh tế vẫn chủ yếu là gia công, công nghiệp phụ trợ phát triển còn chậm.

Bùi Trinh cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên 3 rường cột quan trọng: Xuất nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng và tiêu dùng.

Vì thế muốn kinh tế tăng trưởng mạnh, chỉ cần tăng trưởng kinh tế tiêu dùng. Bởi kinh tế tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tăng trưởng GDP.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng trong ngắn hạn đó chính là giá cả hàng hóa giảm, còn dài hạn chính là xu hướng tiêu dùng và chính sách nới tín dụng tiêu dùng trong nước.

“Nói cách khác để tăng tiêu dùng chỉ cần nới tín dụng cho vay tiêu dùng là có thể tăng và đảm bảo tăng trưởng GDP”, ông Trinh cho biết.

Theo ông Trinh cách tính GDP dựa trên quản lý cầu là của Keynes được đưa ra trong bối cảnh thế giới khủng hoảng thừa những năm 30 của thế kỉ trước.

Người ta quản lý cầu là vì muốn kỳ vọng rằng khi kích cầu tăng 1 đồng thì sẽ kích cung tăng hơn 1 đồng. Trong khi đó, thực tế tại Việt Nam hiện nay không giống như vậy, do đó, chúng ta cũng không thể áp dụng cách tính này. Nền kinh tế sản xuất của chúng ta còn yếu, chính vì vậy, việc Nhà nước quá chú trọng vào quản lý cầu là chưa thực sự hợp lý.

Khi tập chung vào quản lý cầu dẫn đến các chính sách tập trung can thiệp để người dân sử dụng các sản phẩm làm ra trong xã hội. Đồng thời tất cả các ngành phải chi ngân sách mạnh hiện nay như quản lý ngân sách. Chỉ cần tiêu dùng tăng GDP sẽ tăng nhưng không có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế, về lâu về dài sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực khôn lường.

Đưa ra quan điểm không nên chạy theo con số tăng trưởng GDP, TS. Bùi Trinh muốn kinh tế tốt lên thì phải thay đổi từ nội tại chứ không phải để tăng trưởng dựa vào FDI hay đẩy tín dụng tiêu dùng, nới đầu tư công lên…

Để tăng trưởng GDP bền vững Tiến sĩ Bùi Trinh cho rằng cần thực hiện hai giải pháp: Cấu trúc toàn diện lại nền kinh tế, cải cách hành chính, cải cách môi trường kinh doanh và đặc biệt là tham nhũng. Cần củng cố niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân, tạo niềm tin cho người dân doanh nghiệp để tăng đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào tăng trưởng kinh tế.

 

350 triệu đồng cho 30 giây quảng cáo ở vòng bảng Asian Cup

Giá quảng cáo trong các trận đấu có tuyển Việt Nam tại vòng bảng Asian Cup 2019 cao gấp 10 lần các trận đấu bình thường khác với mức giá 350 triệu đồng cho 30 giây quảng cáo.

 

Thưởng Tết Nguyên đán ở Đà Năng ‘chênh’ nhau kỷ lục

Nhóm doanh nghiệp FDI thưởng Tết Nguyên đán cao nhất với hơn 410 triệu đồng nhưng thấp nhất lại chỉ 100.000 đồng.

 

5 con số ấn tượng kinh tế Việt Nam 2018

Năm 2018 là năm thành công toàn diện của kinh tế Việt Nam, thành công đó thể hiện qua những con số thống kê ở các lĩnh vực khác nhau.