TS. Nguyễn Tùng Lâm: ‘Đại học tại chức và chính quy chỉ tương đương khi đưa về một chuẩn đào tạo chung’

Chủ nhật, 25/11/2018, 05:52 AM

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, đại học tại chức, đại học chính quy, từ xa…cùng bằng đại học nhưng không giống nhau về chuẩn đào tạo, trong khi lại muốn coi tương đương, điều này dẫn đến bất cấp, không đúng.

ts-nguyen-tung-lam-dai-hoc-tai-chuc-va-chinh-quy-chi-tuong-duong-khi-dua-ve-mot-chuan-dao-tao-chung
Mặc dù Quốc hội đã thông qua quy định như trên nhưng trên thực tế xã hội vẫn còn những lo lắng, hoài nghi về việc tuyển sinh, đào tạo và chuẩn “đầu ra” giữa những người học ở các loại hình đào tạo văn bằng. Ảnh minh họa

Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học vừa được Quốc hội thông một trong những vấn đề gây tranh cãi là việc coi bằng đại học tại chức tương đương chính quy.

Theo đó, Luật Giáo dục đại học quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau. Như vậy, văn bằng hệ đào tạo đại học chính quy so với các hệ đào tạo Tại chức, văng bằng 2, liên thông, từ xa... có giá trị như nhau.

Dù Quốc hội đã thông qua nhưng trên thực tế xã hội vẫn còn những lo lắng, hoài nghi về việc tuyển sinh, đào tạo và chuẩn “đầu ra” giữa những người học ở các loại hình đào tạo văn bằng.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc sửa đổi không phân biệt hai loại bằng này khó khả thi.

Vè việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức chỉ thực hiện được khi quy trình và chất lượng đào tạo giống nhau từ khâu tuyển sinh đầu vào, quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cách thức thi cử, đánh giá...

Mặc dù vậy hiện nay, hai loại hình đào tạo này hiện vẫn có khoảng cách lớn do cách thức tuyển sinh, quản lý đào tạo, quan niệm của xã hội và người sử dụng lao động.

Cụ thể, các trường đại học tuyển sinh và đào tạo hệ chính quy rất khắt khe. Dù quy chế cho các trường có thể xét tuyển theo hồ sơ nhưng phần lớn vẫn áp dụng thi tuyển hoặc dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Một số trường xét tuyển theo hồ sơ nhưng chỉ nhằm vào học sinh khá, giỏi.

Trong khi đó, việc tuyển sinh hệ đào tạo tại chức dễ hơn. Nếu hệ không tập trung tuyển sinh chặt chẽ và lấy điểm chuẩn đầu vào như đại học hệ tập trung thì khó, thậm chí không thể tuyển sinh được. Ngay cả khi xét tuyển được, khả năng tốt nghiệp của sinh viên hệ này cũng thấp do áp dụng thi cử, đánh giá như của hệ tập trung.

Một nguyên nhân khác khiến hai hệ đào tạo có khoảng cách là người học hệ không tập trung rất khó có đủ thời gian đảm bảo học và tự học. Thời gian học tập trung của nhóm này khoảng 5-6 tháng, trong khi hệ chính quy là 10 tháng đến một năm.

ts-nguyen-tung-lam-dai-hoc-tai-chuc-va-chinh-quy-chi-tuong-duong-khi-dua-ve-mot-chuan-dao-tao-chung
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm đại học tại chức, đại học chính quy, từ xa…cùng bằng đại học nhưng không giống nhau về chuẩn đào tạo, trong khi lại muốn coi tương đương, điều này dẫn đến bất cấp, không đúng. 

Trao đổi với phóng viên về quy định bằng đại học các hệ phải tương đương, TS. Nguyễn Tùng Lâm (Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) cho biết, việc Luật Giáo dục đại học quy định các bằng đại học phải tương đương nhau là đúng, phải đưa về một trình độ chứ không thể nói bằng này kém bằng kia mà phải chuẩn hóa về trình độ đại học. Bằng đại học với tên gọi khác nhau chính quy, tại chức, từ xa… thực ra là hình thức học. Hình thức khác nhau nhưng phải đạt một trình độ, năng lực nhất định.

TS.Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, chúng ta đang có hai sai lầm: Thứ nhất, coi hình thức học tại chức, từ xa thấp nên hạ nhiều yêu cầu đối với cả người học và người dạy. Do đó cùng bằng đại học nhưng không giống nhau về chuẩn đào tạo, trong khi lại coi các bằng tương đương, điều này dẫn đến bất cấp, không đúng.

“Có nghĩa trước khi chúng ta coi các bằng tương đương nhau phải chỉnh lại chuẩn đào tạo giữa các hình thức tại chức, từ xa. Có nghĩa sau khi Luật Giáo dục đại học đi vào áp dụng chúng ta phải chuẩn hóa lại hình thức đào tạo. Để sau đó dù chính quy, tại chức hay từ xa phải có một chuẩn chung.

Những bằng tại chức đã cấp cần kiểm tra, đánh giá lại xem có đạt không. Còn từ nay trở đi dù thời gian học khác nhau nhưng tiêu chuẩn, chất lượng phải giống nhau” - TS. Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.

Thứ hai, chúng ta hiện nay vẫn học vì bằng cấp chứ không phải học vì phát triển năng lực cá nhân. Học cốt để lấy bằng không phải để nâng cao năng lực, trình độ.

“Hai bất cập này khiến chúng ta chưa có sự đánh giá một cách công bằng năng lực trình độ, từ đó sắp xếp cán bộ, nhân sự cho phù hợp” - TS. Nguyễn Tùng Lâm.

Trước việc một bộ phận dư luận không đánh giá cao người học tại chức, coi bằng tại chức kém hơn bằng chính quy, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng đây là điều dễ hiểu. “Đào tạo tại chức hiện nay thời gian học ít, nhiều cái phải làm, phải thực hành thì lại được cho qua. Người học, người dạy vẫn giữ quan niệm người học tại chức là người đi làm, người đi làm nên vất vả nên chỉ học đại khái. Cuối cùng học không đúng chuẩn” - TS. Nguyễn Tùng Lâm nói.

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm các nước không quan niệm học tại chức, chính quy, từ xa…thay vào đó họ có một chuẩn chung cho bằng đại học. Với chuẩn đó người học thích học tập chung chính quy hay học từ xa, học tại chức… đều được, miễn sao phải đạt trình độ mới được cấp bằng.

“Có nghĩa các nước vấn đề hình thức đào tạo “rất mềm” nhưng quy định cứng về tiêu chuẩn đào tạo, phải đạt năng lực trình độ nào thì mới được cấp bằng đó và chỉ có một loại bằng” - TS. Tùng Lâm cho hay.

Cũng theo Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, việc đâu đó e ngại không muốn tuyển nhân sự tốt nghiệp đại học tại chức là có cơ sở vì họ không chuẩn về trình độ. Mặt khác, nhà tuyển dụng có quyền lựa chọn nhân sự, trả lương nhân sự theo cách nhìn riêng của họ.

 

Coi bằng đại học tại chức như chính quy: ‘Kẽ hở tuyển dụng con cha, cháu ông’

Ở góc nhìn một giảng viên đại học, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, xếp bằng đại học chính quy có giá trị như bằng tại chức, văn bằng 2, liên thông, từ xa là hoàn toàn sai, thiếu cơ sở.

 

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Có lúc người ta nói ‘dốt như chuyên tu… như tại chức’

“Ngày xưa do chuyện tổ chức sai người học không có ý thức học đúng đắn nên người ta mới gọi “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”– PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.

 

ĐBQH Cao Đình Thưởng: Bằng chính quy còn thất nghiệp nhan nhản, ồ ạt hợp nhất bằng tại chức để làm gì?

Nêu quan điểm về việc hợp nhất bằng ĐH của bộ GD&ĐT, ĐBQH Cao Đình Thưởng cho rằng: “Trong số 100 người học tại chức, có vài người học đúng, học được, còn lại đa số là chất lượng đào tạo không đảm bảo”.