Từ 1/7, xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp camera hành trình

Thứ sáu, 22/07/2022, 13:36 PM

Từ ngày 1/7/2023, phương tiện kinh doanh vận tải khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu.

Từ ngày 1/7/2023, xe ô tô kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu.

Từ ngày 1/7/2023, xe ô tô kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Trong đó, bổ sung khoản 8 Điều 34 Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Cụ thể, từ ngày 1/7/2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này. Đây là một loại giấy tờ bắt buộc mà các xe muốn kinh doanh vận tải phải có.

Nghị định 47/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022 có một số điểm thay đổi mà các đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô cần lưu ý thực hiện. Nghị định số 47 cũng bổ sung đơn vị nhận kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe, gồm có Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để phối hợp quản lý về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.

Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung Điểm đ Khoản 3 (đơn vị kinh doanh vận tải) Điều 11 quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô, trong trường hợp người gửi hàng hoá không đi theo xe, phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

Nghị định cũng bổ sung Khoản 3 Điều 13 về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, theo hướng không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi...

Trước đó, Nghị định 10/2020 quy định từ 1/7/2021, ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tại Nghị quyết 66 ngày 1/7, Chính phủ quyết định lùi thời hạn xử phạt hành chính đến hết ngày 31/12/2021 đối với xe kinh doanh vận tải chưa hoàn thành lắp camera. Kể từ 1/1/2022, các lực lượng chức năng bắt đầu xử lý vi phạm.

Thời gian qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo, đôn đốc các Sở Giao thông vận tải, đơn vị kinh doanh vận tải lắp đặt camera giám sát, kết nối về máy chủ hệ thống giám sát của Tổng cục. Hiện đã có 916.524 phương tiện truyền dữ liệu về hệ thống.

Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay, camera là giải pháp hữu hiệu để phòng chống dịch từ xa, nhắc nhở từ lái xe, hành khách tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, các đơn vị vận tải đang băn khoăn trong việc lựa chọn thiết bị, do chưa có quy chuẩn. Do đó, cơ quan chức năng phải công bố quy chuẩn để doanh nghiệp không nhầm lẫn, bởi sẽ có có tâm lý “giá rẻ để lắp cho xong”, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ vì dịch Covid-19.

Đánh giá về hiệu quả của việc lắp camera trên ô tô, Thiếu tá Đào Việt Long, Phó Trưởng phòng CSGT Công an TP.Hà Nội cho biết, hiện nay việc chia sẻ thông tin quản lý vận tải bằng thiết bị camera hành trình giữa các cơ quan hữu quan còn hạn chế. Do đó, chúng ta phải có sự kết nối hệ thống để đảm bảo ATGT, không chỉ ngành giao thông, lực lượng công an và các ngành khác.

Thông tin từ Tổng cục đường bộ Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã chỉ đạo, đôn đốc các Sở GTVT, đơn vị kinh doanh vận tải lắp đặt camera giám sát, kết nối về máy chủ Hệ thống giám sát của Tổng cục. Hiện đã có 916.524 phương tiện truyền dữ liệu về hệ thống.

Theo đại diện Chi hội giám sát hành trình, các nhà xe đang trang bị camera giám sát theo hai xu hướng là rời và tích hợp. Xu hướng rời phải sử dụng camera và một thiết bị giám sát hành trình đã lắp trước đây, gây hại ắc quy và phải dùng tới 2 sim nên tốn kém chi phí duy trì.

Xu hướng tích hợp thực hiện theo quy chuẩn TCVN13396, tích hợp giữa camera và thiết bị giám sát hành trình bằng một thiết bị duy nhất trên xe. Sử dụng thiết bị này doanh nghiệp khắc phục được các nhược điểm trên và không tốn kém chi phí nâng cấp sau này.