Tưng bừng khai hội đền Gióng - Sóc Sơn 2023

Thứ bảy, 28/01/2023, 07:10 AM

Hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) chính thức khai hội vào sáng nay, mùng 6 Tết Quý Mão 2023, để tưởng nhớ công ơn đức Thánh Gióng.

Là một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh giặc Ân, mang lại thái bình cho đất nước. Truyền rằng, sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng phi ngựa đến chân núi Sóc, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời. Đây được coi là một trong những hình tượng đẹp và hào hùng nhất trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam.

Để tưởng nhớ công đức của ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi về trời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội hàng năm, từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Năm 2023, lễ hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 27 - 29/1/2023.

Khác với những năm trước, lễ khai hội Gióng Xuân Quý Mão 2023 được diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ 6 giờ 15 phút, thay vì 7 giờ 00 phút.

Khác với những năm trước, lễ khai hội Gióng Xuân Quý Mão 2023 được diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ 6 giờ 15 phút, thay vì 7 giờ 00 phút.

Lễ hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội và cả nước, đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010. Lễ hội đã trở thành sự kiện quan trọng, nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, tâm linh của người dân.

Lễ hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội và cả nước, đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010. Lễ hội đã trở thành sự kiện quan trọng, nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, tâm linh của người dân.

Không chỉ vậy, lễ hội Gióng hằng năm còn hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo của Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc. Đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của huyện Sóc Sơn nhằm thúc đẩy du lịch phát triển trong thời gian tới... Mở đầu là lễ vật hoa tre của thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Theo truyền thống, vào sáng sớm, thôn Vệ Linh sẽ dâng hoa tre, tượng trưng cho những khóm tre xơ xác sau khi Thánh Gióng dùng để đánh giặc Ân.

Không chỉ vậy, lễ hội Gióng hằng năm còn hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo của Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc. Đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của huyện Sóc Sơn nhằm thúc đẩy du lịch phát triển trong thời gian tới... Mở đầu là lễ vật hoa tre của thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Theo truyền thống, vào sáng sớm, thôn Vệ Linh sẽ dâng hoa tre, tượng trưng cho những khóm tre xơ xác sau khi Thánh Gióng dùng để đánh giặc Ân.

Đối với tục tranh lộc giò hoa tre và trầu cau tại lễ hội đền Sóc năm nay, UBND huyện Sóc Sơn tiếp tục thực hiện: Sau khi làm lễ tại sân Rồng, giò hoa tre và trầu cau sẽ được tiến cung để ông Gióng chứng giám; tiếp đó, lộc sẽ được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để tất lộc cho du khách. Với hình thức này vẫn giữ được truyền thống là tất lộc cho du khách, kịch bản, quy trình của lễ hội cam kết với UNESCO không có gì thay đổi.

Đối với tục tranh lộc giò hoa tre và trầu cau tại lễ hội đền Sóc năm nay, UBND huyện Sóc Sơn tiếp tục thực hiện: Sau khi làm lễ tại sân Rồng, giò hoa tre và trầu cau sẽ được tiến cung để ông Gióng chứng giám; tiếp đó, lộc sẽ được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để tất lộc cho du khách. Với hình thức này vẫn giữ được truyền thống là tất lộc cho du khách, kịch bản, quy trình của lễ hội cam kết với UNESCO không có gì thay đổi.

Thôn Dược Thượng, xã Tiên Dược dâng voi chiến lên đức Thánh Gióng.

Thôn Dược Thượng, xã Tiên Dược dâng voi chiến lên đức Thánh Gióng.

Các đoàn mang voi, ngựa cần đến hàng chục trai tráng trong làng để rước.

Các đoàn mang voi, ngựa cần đến hàng chục trai tráng trong làng để rước.

Lễ rước trầu cau trầu cau thôn Đan Tảo, xã Tân Minh với đoàn rước hơn 100 người (thanh niên, lãnh đạo, hội người cao tuổi, phụ nữ…).

Lễ rước trầu cau trầu cau thôn Đan Tảo, xã Tân Minh với đoàn rước hơn 100 người (thanh niên, lãnh đạo, hội người cao tuổi, phụ nữ…).

Empty
Sau lễ rước người dân cướp lộc trầu cau để lấy may mắn.

Sau lễ rước người dân cướp lộc trầu cau để lấy may mắn.

Nghi lễ rước 'tướng bà' ở hội Gióng - Sóc Sơn (Hà Nội) là một trong những phần đặc biệt nhất.

Nghi lễ rước "tướng bà" ở hội Gióng - Sóc Sơn (Hà Nội) là một trong những phần đặc biệt nhất.

“Tướng bà” được chọn là bé gái độ tuổi 9-12, có gương mặt xinh xắn, học giỏi, gia đình văn hoá, còn đủ cả ông bà nội, ngoại. Năm nay, Nguyễn Thị Huyền Trang, 12 tuổi, ở thôn Yên Tàng là người đóng vai 'tướng bà'. Tại lễ hội, 'tướng bà' được rất nhiều người đến mừng tuổi để cầu mong may mắn.

“Tướng bà” được chọn là bé gái độ tuổi 9-12, có gương mặt xinh xắn, học giỏi, gia đình văn hoá, còn đủ cả ông bà nội, ngoại. Năm nay, Nguyễn Thị Huyền Trang, 12 tuổi, ở thôn Yên Tàng là người đóng vai "tướng bà". Tại lễ hội, "tướng bà" được rất nhiều người đến mừng tuổi để cầu mong may mắn.

Trước và trong khi làm lễ, kể cả người thân cũng không được gọi Nguyễn Thị Huyền Trang là con cháu mà phải gọi là “tướng bà”

Trước và trong khi làm lễ, kể cả người thân cũng không được gọi Nguyễn Thị Huyền Trang là con cháu mà phải gọi là “tướng bà”

Lễ rước cầu húc và lễ tế của thôn Xuân Dục, xã Tân Minh.

Lễ rước cầu húc và lễ tế của thôn Xuân Dục, xã Tân Minh.

Cầu húc sau đó được đưa đến bãi để chơi đấu vật vào chiều nay. Sau khi kết thúc phần lễ, phần hội được tổ chức với những trò chơi như nấu cơm thi, cây đu, thực hiện nghi thức kéo Mỏ, Húc cầu, vật…

Cầu húc sau đó được đưa đến bãi để chơi đấu vật vào chiều nay. Sau khi kết thúc phần lễ, phần hội được tổ chức với những trò chơi như nấu cơm thi, cây đu, thực hiện nghi thức kéo Mỏ, Húc cầu, vật…