Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu? Tại sao cần uống iod phóng xạ?

Thứ tư, 11/09/2019, 16:03 PM

Uống iod phóng xạ là một trong những cách điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến hiện nay. Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

uong-iod-phong-xa-cach-ly-bao-lau-tai-sao-can-uong-iod-phong-xa
Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có lời giải đáp cho câu hỏi: Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu?

Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu?

Trước khi tìm hiểu: Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu - bạn cần nắm được một số thông tin cơ bản về phương pháp điều trị bệnh ung thư này. Cụ thể:

*Iod phóng xạ là gì?

Từ iod bình thường có thể sử dụng các máy gia tốc để chế biến thành 2 loại iod có khả năng giải phóng các tia phóng xạ (radiation) được sử dụng cho mục đích y khoa: I-123 (vô hại với tế bào tuyến giáp, thường dùng để chẩn đoán) và I-131 (có thể phá hủy tế bào tuyến giáp, được sử dụng cho cả chẩn đoán và điều trị). Có thể sử dụng iod phóng xạ an toàn cho những người có dị ứng với hải sản hoặc chất cản quang có chứa iod vì thực ra người ta phản ứng với hợp chất chứa iod chứ không phải iod.

*Điều trị iod phóng xạ là gì?

Phương pháp iod phóng xạ được dùng nhiều trong việc điều trị các bệnh liên quan đến nhược giáp, cường giáp, basedown, bướu cổ,… khi bệnh đã tiến triển vào giai đoạn nặng bị ung thư.

Các tế bào ung thư có đặc tính là bắt giữ iod rất mạnh. Lợi dụng đặc tính này mà iod được ứng dụng trong quá trình điều trị. Các tinh thể iod phóng xạ khi đi vào cơ thể sẽ phát ra các tia xạ là tín hiệu để các tế bào ung thư hấp thụ, từ đó mà chúng sẽ phá hủy tiêu diệt tế bào ung thư. Khi nào các tế bào ung thư còn khả năng bắt iod tốt thì chừng đó chúng ta vẫn còn có thể sử dụng phương pháp điều trị iod phóng xạ.

*Liều lượng sử dụng iod phóng xạ như thế nào?

Tùy vào tình trạng ung thư đang tiến triển đến giai đoạn nào mà các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn sử dụng liều lượng iod phóng xạ cho phù hợp. Sử dụng 150mci iod phóng xạ trở lên được coi là liều cao cho mỗi lần sử dụng. Người bệnh có thể uống lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi có thể khẳng định các tế bào ung thư đã được tiêu diệt hết.

Tuy nhiên với bệnh nhân đang ở trong giai đoạn đầu thì liều lượng sử dụng sẽ được giảm xuống, vì các tế bào ung thư vẫn còn khá ít. Phương pháp điều trị iod phóng xạ khá an toàn, ít gây tác dụng phụ cho cơ thể. Nhưng người bệnh không nên vì thế mà chủ quan, ngày sau khi uống iod phóng xạ là cơ thể có những dấu hiệu bất thường hãy trình bày lại ngay với bác sĩ để được xem xét và có hướng xử lý kịp thời.

uong-iod-phong-xa-cach-ly-bao-lau-tai-sao-can-uong-iod-phong-xa

*Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu?

Khi uống 1 liều cao iod phóng xạ lại cần thực hiện cách ly trong vòng 24h. Không nên đến những nơi đông người trong 3 ngày sau đó.

Đặc biệt phụ nữ có thai và trẻ em rất nhạy cảm, có sức đề kháng yếu nên người bệnh cần phải thực hiện cách ly trong vòng 1 đến 2 tuần. Trong thời gian này người bệnh nên giữ khoảng cách từ 1m trở lên và 2m khi ngủ đối với mọi người xung quanh. Tại các bệnh viện, để đảm bảo an toàn cho các bệnh nhân cũng như người nhà, những bệnh nhân điều trị iod phóng xạ sẽ được đưa đến phòng điều trị cách ly riêng cho đến khi có thể khẳng định chúng không gây nguy hiểm gì.

Cần phải cách ly sau uống iod phóng xạ vì lúc này cơ thể sẽ phát ra rất nhiều tia xạ đến môi trường xung quanh. Những tia xạ này khi đi vào cơ thể người bình thường sẽ rất nguy hiểm, có thể phá hủy tế bào hoặc làm suy giảm chức năng một số cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên ở cơ thể người bệnh thì khác, các iod phóng xạ sẽ tập trung tại các tế bào ung thư và phá hủy chúng, đó là mục đích mà phương pháp này hướng tới.

Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo. Mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe, bệnh lý của bạn cần được tư vấn cụ thể từ bác sĩ. 

 

Nhiều người Việt bị mù vĩnh viễn do căn bệnh dễ bỏ qua

Ở Việt Nam, 65% bệnh nhân bị mù hai mắt do mắc glocom. Căn bệnh thường âm thầm cướp đi thị lực.

 

Những triệu chứng bệnh Whitmore 'ăn cánh mũi' con người

Triệu chứng bệnh Whitmore rất đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

 

Bệnh nhân Lào điều trị thành công bệnh phổi tại Việt Nam

Sau 3 tháng thường xuyên mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, sụt cân và điều trị tại Bệnh viện Viên Chăn (Lào) không thuyên giảm, ông Phau (62 tuổi, Xiêng Khoảng, Lào) quyết định sang Bệnh viện HNĐK Nghệ An chữa bệnh.