Uống nhiều nước không đúng cách có thể nguy hiểm

Thứ tư, 14/08/2019, 13:32 PM

Mất nước là một lực cản đối với hiệu suất của con người bởi nó có thể gây ra mệt mỏi và làm giảm sức chịu đựng. Tuy vậy, việc uống nước cả ngày khi bụng đói có thể gây nguy hiểm.

uong-nhieu-nuoc-khong-dung-cach-co-the-nguy-hiem
Ảnh minh họa

Theo một nghiên cứu năm 2018 được đăng tải trên tạp chí Frontiers in Physiology, ngay cả mất nước nhẹ cũng có thể cản trở tâm trạng hoặc khả năng tập trung của một người.

Học viện Y khoa Quốc gia Mỹ khuyến nghị phụ nữ và nam giới trưởng thành nên uống ít nhất 91 và 125 ounce nước (2,5 đến 3,5 lít) mỗi ngày. Thế nhưng uống một lượng lớn nước cả ngày có thể không phải là cách tốt nhất hoặc hiệu quả nhất để đáp ứng các nhu cầu về nước của cơ thể.

David Nieman, giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học Appalachian và giám đốc Phòng thí nghiệm hiệu suất con người tại Cơ sở nghiên cứu Bắc Carolina cho biết, nếu bạn uống nước và sau đó, trong vòng hai giờ, lượng nước tiểu của bạn rất cao và nước tiểu của bạn trong suốt, điều đó có nghĩa là nước không được sử dụng tốt trong cơ thể.  Nieman cho biết nước thường có xu hướng trượt ngay qua hệ thống tiêu hóa của con người khi không kèm theo thức ăn hoặc chất dinh dưỡng. Điều này đặc biệt đúng khi mọi người uống một lượng nước lớn khi bụng đói.

Trên thực tế, nước tiểu trong là dấu hiệu của tình trạng mất nước quá mức, Phòng khám Cleveland cho hay. Và một số nghiên cứu mới nhất ủng hộ tuyên bố của Nieman rằng việc uống nhiều nước không phải là cách tốt nhất để giữ nước.

Theo Nieman, suy nghĩ phổ biến rằng tiêu thụ nước liên tục và nhiều sẽ đào thải độc tố hoặc những chất không mong muốn khỏi cơ thể chỉ là một nửa sự thật. Mặc dù nước tiểu vận chuyển các sản phẩm phụ hóa học và chất thải ra khỏi cơ thể, uống nhiều nước khi bụng đói không cải thiện quá trình làm sạch này, ông nói.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tiêu thụ nước quá mức thậm chí có thể gây hại. Ví dụ, các vận động viên hoặc những người tập thể dục trong nhiều giờ, nếu họ chỉ uống nước, họ có thể thải ra quá nhiều natri trong nước tiểu, dẫn đến mất cân bằng nồng độ natri trong cơ thể, ông Nieman giải thích.

Các bác sĩ gọi đây là hạ natri máu không cân bằng và trong một số trường hợp có thể gây tử vong. Trong kịch bản này, đồ uống thể thao và đồ uống có chứa chất dinh dưỡng và natri an toàn hơn nước thường.

Mặc dù hạ natri máu và tiêu thụ nước quá mức không phải là mối lo ngại lớn đối với những người không phải vận động viên, nhưng có nhiều cách tốt hơn để giữ cho cơ thể và não đủ nước hơn là uống nhiều nước cả ngày. Uống từng chút nước một sẽ giúp thận không bị quá tải, do đó giúp cơ thể giữ được nhiều nước hơn, Nieman nói.

Uống nước ngay trước hoặc trong bữa ăn là một cách tốt khác để bổ sung nước cho cơ thể. Một số nghiên cứu của riêng ông đã phát hiện ra rằng ăn một quả chuối tốt hơn là uống đồ uống thể thao cho phục hồi sau tập thể dục. Và ông nói rằng ăn hầu hết mọi loại trái cây cùng với một ít nước sẽ hỗ trợ khả năng hấp thụ nước của cơ thể và bù nước. Những quy tắc này cũng áp dụng được cho các vận động viên, ông nói.

Thông điệp của Nieman không phải là mọi người nên uống ít nước hơn, cũng không nên đổi nước trắng lấy đồ uống khác, mà là uống nước từng chút một và uống cùng với đồ ăn sẽ giúp cơ thể luôn đủ nước.

 

Sữa mẹ giống 'đồng hồ', có thể giúp trẻ hết ‘ngủ ngày cày đêm’

Sữa mẹ không chỉ là một bữa ăn - đó còn là một chiếc đồng hồ, cung cấp thông tin thời gian cho trẻ sơ sinh, tờ Science Alert ngày 12/8 dẫn một kết quả nghiên cứu mới cho hay.

 

Cô gái gãi đến rách mặt do thói quen mua mỹ phẩm dễ dàng qua mạng

Sau khi sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, cô gái trẻ bị phản ứng khiến mặt ngứa rát, nhưng chỉ đến khi tình trạng bệnh quá nặng mới đi đến cơ sở y tế thăm khám.

 

Cô gái 9X dẫn 4 người đàn ông đi xét nghiệm ADN tìm cha cho con

Sau 4 lần đến trung tâm xét nghiệm ADN, người phụ nữ 9X mới tìm được cha của con mình qua công nghệ xét nghiệm huyết thống cha con.