Uống rượu bia gây tai nạn giao thông, người ép uống phải bồi thường

Thứ ba, 30/07/2019, 14:35 PM

Đó là quy định đã có từ lâu tại Bộ luật Dân sự 2015 tuy nhiên chỉ đến khi Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia được thông qua thì trách nhiệm người ép người khác uống rượu bia gây ra tai nạn mới được chú ý.

uong-ruou-bia-gay-tai-nan-giao-thong-nguoi-ep-uong-phai-phai-boi-thuong
Đó là quy định đã có từ lâu tại Bộ luật Dân sự 2015 tuy nhiên chỉ đến khi Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia được thông qua thì trách nhiệm người ép người khác uống rượu bia gây ra tai nạn mới được chú ý.

Từ ngày 1/1/2020, Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia quy định, người điều khiển phương tiện giao thông không được uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Đặc biệt lần đầu tiên hành vi ép buộc người khác uống rượu bia được luật hóa.

Cụ thể, Luật quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm gồm: Nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; nghiêm cấm cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ ngơi giữa giờ làm việc, học tập; nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông bao gồm cả xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn… 

Bên cạnh đó, Luật nêu rõ những nơi không được uống rượu, bia, gồm 7 địa điểm công cộng mà việc sử dụng rượu, bia có thể tác động đến cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm đối tượng cần được bảo vệ như người dưới 18 tuổi, người bệnh, học sinh, sinh viên và gây ảnh hưởng đển chất lượng lao động…

Đối với kiểm soát khuyến mại, quảng cáo, tài trợ rượu, bia, ngoài việc giữ vững quy định về cấm quảng cáo rượu từ 15 độ trở lên, Luật bổ sung biện pháp kiểm soát quảng cáo đối với rượu, bia dưới 15 độ để bảo đảm nhất quán quan điểm quản lý toàn diện đối với rượu, bia; khắc phục khoảng trống của pháp luật hiện hành đối với rượu, bia.

Tuy nhiên trước khi Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia được thông qua, theo quy định của pháp luật, không chỉ những người uống rượu bia bị xử lý mà ngay cả những người ép người khác uống rượu cũng sẽ bị lãnh những hậu quả nhất định.

Theo đó, Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

Từ quy định trên có thể thấy, hành vi cố ý ép người khác uống rượu, làm người đó mất khả năng nhận thức và gây ra thiệt hại thì người phải bồi thường chính là người ép người khác uống rượu.

Những năm gần đây tình trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang tăng lên ở mức báo động. Năm 2017, mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam đã lên đến 8,9 lít cồn/người (so với mức trung bình là 6,4 lít cồn/người), tăng 24,5 lần so với năm 1990 (0,3 lít), đứng thứ 5 thế giới về mức tăng tiêu thụ bình quân đầu người.

Đi liền với mức tăng này là sự gia tăng số vụ TNGT do tài xế sử dụng rượu, bia gây ra mà vụ tai nạn nghiêm trọng ở đường Láng (Hà Nội) đêm 22/4 làm chết một nữ lao công hay vụ xe ôtô đâm tử vong 2 phụ nữ điều khiển xe môtô tại hầm Kim Liên rạng sáng 1/5 là những ví dụ rõ nét, gây phẫn nộ trong dư luận nhiều ngày qua. Trong cả 2 vụ việc, nguyên nhân gây tai nạn đều được xác định do tài xế sử dụng rượu bia.

Tại Bình Định hôm 11/4 cũng xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 10 người thương vong. Những người này cũng là nạn nhân bất đắc dĩ của ma men khi nồng độ cồn đo được của tài xế là 0,315 mg/lít khí thở.

Trong một vụ việc khác xảy ra tại cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 12 người đã phải nhập viện (trong đó có 3 người tử vong, 3 người khác bị thương nặng) khi chiếc Fortuner lấn làn rồi đấu đầu với xe khách 16 chỗ. Kiểm tra nồng độ cồn trong máu của người điều khiển xe Fortuner, lực lượng chức năng nhận kết quả dương tính, đạt mức 38 mg/dl máu. Tài xế xe khách 16 chỗ cũng có nồng độ cồn trong máu đạt mức 39 mg/dl máu.

Một thống kê khác cho thấy, năm 2018, lực lượng chức năng xử lý hơn 91.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, riêng 4 tháng đầu năm 2019 con số này gần 50.000 trường hợp. Tuy nhiên, việc xử phạt này vẫn chỉ được coi là giải quyết phần ngọn, trong khi cái gốc của câu chuyện là phải được kiểm soát bằng luật pháp.

 

Dự Luật phòng chống tác hại rượu bia: Đừng vội đặt vấn đề có lợi ích nhóm

Đó là quan điểm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng liên quan tới câu hỏi của báo chí về Dự luật Phòng, chống tác hại rượu bia trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5.

 

Dự Luật phòng chống tác hại rượu bia 'yếu dần' sau mỗi lần chỉnh sửa

Chiều 24/5, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên) chia sẻ với VnExpress những trăn trở sau khi dự Luật phòng chống tác hại của rượu bia lần thứ hai được trình xin ý kiến Quốc hội.

 

Tăng thuế bia rượu liệu có giảm tác hại rượu bia?

Theo Luật sư Trương Thanh Đức rất khó giảm tiêu thụ rượu bia, giảm tác hại của loại đồ uống này thông qua việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.