Vi rút Covid-19 liệu có lây lan qua con đường hiến máu tình nguyện?

Thứ hai, 17/02/2020, 13:27 PM

Theo chuyên gia về huyết học, hiện tại chưa có bất cứ báo cáo khoa học nào liên quan tới việc Covid-19 lây lan qua máu. Tuy nhiên để cẩn trọng trong phòng dịch, ngoài những biện pháp tại chỗ, điểm hiến máu đều có hệ thống bảng sàng lọc riêng cho nhóm người có nguy cơ đến hay không đến từ vùng dịch.

Phiếu trả lời câu hỏi về tình trạng sức khỏe liên quan đến dịch vi rút Covid-19 được yêu cầu khai thêm trước khi hiến máu.

Phiếu trả lời câu hỏi về tình trạng sức khỏe liên quan đến dịch vi rút Covid-19 được yêu cầu khai thêm trước khi hiến máu.

Vi rút Covid-19 có lây qua đường máu?

Trước tình hình dịch vi rút Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nước ta, khiến cho trong thời điểm đầu mua dịch, tình trạng thiếu máu xảy ra trên cả nước. Sau ít ngày kêu gọi có khoảng 10.000 đơn vị máu đã được tiếp nhận. 

Vậy lượng máu tiếp nhận trong dịch vi rút Covid-19 liệu có đảm bảo an toàn và có phải là nguồn lây truyền vi rút hay không? Chuyên gia y tế hàng đầu về ngành huyết học đã có những chia sẻ kịp thời.

Trao đổi về góc độ khoa học về vấn đề trên, TS. Trần Ngọc Quế, Phó Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết: "Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có khuyến cáo về việc Covid-19 có thể lây qua đường máu. Đến nay chưa phát hiện bệnh nhân nào lây nhiễm qua con đường này. Chưa có bất cứ báo cáo khoa học nào liên quan tới việc Covid-19 lây lan qua máu".

Tuy nhiên, để cẩn trọng trong phòng dịch, TS. Quế cho rằng, ngay từ ban đầu ngoài những bảo hộ thông thường như khẩu trang, găng tay, các nhân viên y tế của Viện cũng được trang bị máy đo nhiệt độ của người hiến máu.

Viện cũng có hệ thống bảng sàng lọc riêng cho nhóm người có nguy cơ đến hay không đến từ vùng dịch, dấu hiệu ra sao với bệnh Covid-19. Từ đó chủ động phát hiện sớm và có phương án trong công tác phòng dịch.

Theo WHO vi rút Covid-19 ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. 

Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Vi rút cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh.

TS. Trần Ngọc Quế, Phó Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tham gia hiếm máu vào đầu năm 2020.

TS. Trần Ngọc Quế, Phó Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tham gia hiếm máu vào đầu năm 2020.

Vẫn khan hiếm nhóm máu A

Hiện tại nhu cầu hiến máu nhiều nên tình trạng khan hiến máu cơ bản đã được khắc phục. Tuy nhiên nhóm máu A đang thiếu trầm trọng, đặc biệt tại các bệnh viện lớn. 

Nếu như mỗi ngày Viện huyết học cung cấp 1.500 đơn vị máu thì trong đó nhóm máu A chiếm từ 300-500 đơn vị. Trong khi đó trong kho của viện chỉ có hơn 1.000 đơn vị nhóm máu A. Có những bệnh viện tuyến tỉnh chỉ xin nhóm máu A nên gây ra tình trạng khan hiếm, khiến viện chỉ có thể đáp ứng khoảng 50% nhu cầu.

Trước việc lo ngại nhiều người hiến máu cùng lúc sẽ gây thiếu người hiến máu vào những tháng tiếp theo, TS. Quế cũng chia sẻ, trong tháng 2 vừa qua viện theo kế hoạch tiếp nhận 35.000 đơn vị chủ yếu là người dân. Trong những tháng tới các trường vẫn chưa đi học, chúng tôi vẫn đang tiến hành phát động hiến máu, trong dịp tháng 3 nếu tình hình dịch thuyên giảm, học sinh đi học bình thường thì sẽ có lượng bù đắp cho tháng 3".

Bài liên quan