Vì sao phải cấp lại giấy phép bay cho Bamboo Airways?

Thứ tư, 03/06/2020, 16:01 PM

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị chấp thuận cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Bamboo Airways.

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị chấp thuận cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Bamboo Airways.

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị chấp thuận cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Bamboo Airways.

Do có nhiều thay đổi trong cấu trúc doanh nghiệp, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị chấp thuận cấp lại Giấy phép bay cho Bamboo Airways

Trong băn vản, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẳng định thay đổi về loại hình doanh nghiệp, tăng vốn điều lệ của Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đảm bảo tuân thủ điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không, không thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư.

Do đó, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không (giấy phép bay) cho Bamboo Airways.

Trước đó vào tháng 2, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến về việc cấp lại giấy phép bay cho Bamboo Airways. Đây là động thái xuất phát từ đề nghị của Bamboo Airways do doanh nghiệp có nhiều thay đổi về cấu trúc.

Cụ thể, về nhân sự, ông Trịnh Văn Quyết thay ông Đặng Tất Thắng làm người đại diện theo pháp luật của hãng hàng không này. Vốn điều lệ của doanh nghiệp cũng đã tăng lên mức 7.000 tỷ đồng, đồng thời, hãng cũng kiến nghị tăng số lượng máy bay trong đội bay cũng như bổ sung các chi nhánh của hãng để phù hợp với mô hình công ty cổ phần.

Trước đó, CTCP Hàng không Tre Việt đã đề nghị Bộ GTVT xem xét quyết định cấp lại Giấy phép KDVCHK với các thay đổi như tăng vốn điều lệ từ 1.300 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng; Thay đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần…

 Về đề xuất này của Tre Việt, Bộ KHĐT đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp dẫn đến thay đổi điều kiện kinh doanh vận tải hàng không (nếu có) cũng như làm rõ lý do tăng vốn điều lệ và việc ảnh hưởng của việc tăng vốn điều lệ tới tổng vống đầu tư Dự án.

Phía Công ty Tre Việt cũng khẳng định việc tăng vốn điều lệ như trên không làm tăng hoặc giảm trên 10% tổng vốn đầu tư làm thay đổi mục tiêu, quy mô và công suất của Dự án đầu tư.

Cụ thể, theo DN này, Hồ sơ Dự án vận tải hàng không Tre Việt được Bộ KHĐT thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có quy mô dự án là 30 tàu bay tương ứng với tổng vốn đầu tư dự án 5.700 tỷ đồng. Trong số này, vốn góp là 1.300 tỷ đồng, chiếm 22,81%; Vốn huy động 2.450 tỷ đồng, chiếm 42,98%; Vốn khác 1.950 tỷ đồng, chiếm 34,21% tổng vốn đầu tư.

Kết thúc thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiêp, vốn điều lệ của Bamboo Airways được điều chỉnh từ 1.300 tỷ lên 2.200 tỷ. Việc tăng vốn điều lệ của Bamboo Airways không dẫn tới điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư dự án (tổng vốn đầu tư Dự án vẫn giữ nguyên 5.700 tỷ).

“Cùng với việc tăng vốn điều lệ, năng lực tài chính trong thực hiện Dự án của Bamboo Airways sẽ đảm bảo hơn do vốn chủ sở hữu thực tế đạt cao hơn mức cam kết”, Bamboo Airways khẳng định..