Vietnam Airlines hủy chuyến bay không thông báo trước, hành khách bức xúc

Thứ năm, 09/07/2020, 14:31 PM

Trưa 9/7, nhiều hành khách đi chuyến bay VN 1946 của Hãng hàng không Vietnam Airlines bức xúc vì chuyến bay bất ngờ bị hủy mà không được thông báo trước.

Trưa 9/7, nhiều hành khách đi chuyến bay VN 1946 của Hãng hàng không Vietnam Airlines bức xúc vì chuyến bay bất ngờ bị hủy mà không được thông báo trước.

Trưa 9/7, nhiều hành khách đi chuyến bay VN 1946 của Hãng hàng không Vietnam Airlines bức xúc vì chuyến bay bất ngờ bị hủy mà không được thông báo trước.

Thông tin trên SGGP cho hay, tại sân bay Cam Ranh lúc 10 giờ 30, gia đình anh N.V.H. đến Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) làm thủ tục đi chuyến bay VN 1946 từ Cam Ranh đi Đà Nẵng. Theo kế hoạch trên vé, chuyến bay sẽ xuất phát tại Cam Ranh lúc 11 giờ 25 và đến Đà Nẵng lúc 12 giờ 30.

Tuy nhiên, khi mọi người đến làm thủ tục bay, cả gia đình anh H. tá hỏa khi nhân viên hãng bay cho biết, chuyến bay đã bị hủy từ hôm 29/6.

Quá bức xúc trước thông tin trên, cả chục hành khách yêu cầu nhân viên hãng bay giải thích, đưa ra cách xử lý thỏa đáng. Đại diện nhân viên Vietnam Airlines tại Cam Ranh giải thích: Chuyến bay này đã bị hủy từ hôm 29/6, có thể do “lỗi hệ thống” nên thông báo không đến được với hành khách.

Các nhân viên này đưa ra 2 cách giải quyết cho khách hành trên chuyến bay bị hủy, bao gồm: Hành khách sẽ được hoàn tiền hoặc sẽ bố trí cho khách bay nối chuyến từ Cam Ranh – TPHCM – Đà Nẵng. Chuyến bay nối này dự kiến sẽ đến Đà Nẵng vào hơn 18 giờ cùng ngày.

Hành khách bức xúc cho rằng, cách giải quyết này không hợp lý, thỏa đáng. Họ không chấp nhận bay nối chuyến vì mất nhiều thời gian, vạ vật ở sân bay. “Tại sao chuyến bay bị hủy nhưng chúng tôi không nhận được thông báo hay tin nhắn nào. Làm thế này thì hỏng hết cả việc, bao nhiêu công việc, tiền đặt phòng ở Đà Nẵng… ai chịu trách nhiệm?”, một hành khách bức xúc.

Trước đó, theo Thông tư 27/2017 của Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014 (quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không) và Thông tư 14/2015 (quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không), hãng bay phải thông báo cho hành khách khi chuyến bay bị chậm 15 phút trở lên. Nội dung thông báo gồm có lý do việc chậm chuyến; thời gian cất cánh dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế; kế hoạch phục vụ hành khách; bộ phận trợ giúp hành khách. Đồng thời, hãng vận chuyển phải xin lỗi hành khách vì chậm, hủy chuyến.

Hãng hàng không phải phục vụ ăn uống cho hành khách trong thời gian chờ đợi tùy theo thời gian chậm, hủy chuyến. Cụ thể, chậm từ 2 giờ phải phục vụ nước uống; từ 3 giờ trở lên phải phục vụ ăn; từ 6 giờ trở lên (đối với chuyến bay từ 7 giờ đến trước 22 giờ) phải bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của sân bay.

Trong trường hợp chậm trên 6 giờ vào ban đêm (từ 22 giờ hôm trước đến trước 7 giờ hôm sau), hãng phải bố trí chỗ ngủ, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương hoặc giải pháp thay thế nếu được sự đồng ý của hành khách. Đồng thời, hãng hàng không có trách nhiệm chuyển đổi hành trình của hành khách trong phạm vi cung cấp dịch vụ của mình để hành khách tới được điểm cuối của hành trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất…

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng quy định 4 mức bồi thường đối với chuyến bay trong nước và 4 mức đối với chuyến bay quốc tế, căn cứ vào độ dài đường bay.

Theo đó, mức bồi thường hủy, chậm chuyến kéo dài đối với đường bay trong nước là từ 200.000 đồng/người/đường bay dưới 1.000 km đến 400.000 đồng/người/đường bay từ 1.000 km. Đối với đường bay quốc tế, mức bồi thường từ 25 USD/người/đường bay dưới 1.000 km đến là 150 USD/người/đường bay trên 5.000 km. Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền mặt, vé miễn cước hoặc chuyển khoản cho hành khách.

Bài liên quan