Vĩnh Phúc công khai gần 600 doanh nghiệp nợ thuế

Thứ hai, 02/12/2019, 08:23 AM

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai gần 600 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.

vinh-phuc-cong-khai-gan-600-doanh-nghiep-no-thue
Vĩnh Phúc công khai gần 600 doanh nghiệp nợ thuế.

Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, đến tháng 11/2019, trên địa bàn tỉnh có gần 600 doanh nghiệp nợ đọng các khoản tiền thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày với tổng số tiền nợ lên tới trên 1.000 tỷ đồng; trong đó, riêng số tiền nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh quản lý khoảng gần 600 tỷ đồng; Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên có 300 doanh nghiệp, nợ số tiền thuế trên 211 tỷ đồng; Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên có 55 doanh nghiệp nợ gần 69 tỷ đồng.

Chi Cục Thuế Vĩnh Tường có 20 doanh nghiệp nợ gần 55 tỷ đồng; Chi Cục Thuế Yên Lac 27 doanh nghiệp nợ gần gần 29 tỷ đồng;  Chi cục Thuế Tam Dương có 26 doanh nghiệp nợ hơn 13 tỷ đồng; Chi Cục Thuế huyện Bình Xuyên có 24 doanh nghiệp nợ hơn 10,3 tỷ đồng; Chi cục Thuế huyện Tam Đảo có 6 doanh nghiệp, nợ số tiền gần 3,9 tỷ đồng.

Theo danh sách các doanh nghiệp nợ tiền thuế được công khai thông tin (Kèm theo phiếu đề nghị phối hợp về việc công khai thông tin doanh nghiệp nợ tiền thuế ngày 21/11/2019) của Cục Thuế tỉnh thì tại thời điểm tháng 11/2019, đứng đầu danh sách doanh nghiệp có số tiền nợ thuế lớn là Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ T&T với số nợ trên 88 tỷ đồng.

Tiếp đó là Công ty Quảng Lợi số tiền nợ gần 70 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Vạn Cát trên 63 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Thành Công Vĩnh Phúc trên 33 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư dệt may Vĩnh Phúc gần 20 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư dệt may Vĩnh Phúc nợ gần 20 tỷ đồng; Công ty TNHH Xây dựng- Thương Mại Duy Anh hơn 19,3 tỷ đồng...

 

Hà Nội: 245 doanh nghiệp nợ hơn 1.277 tỷ đồng tiền thuế

245 doanh nghiệp ở Hà Nội nợ thuế, phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền phạt và tiền chậm nộp lên tới 1,3 tỷ đồng.

 

Mỹ đánh thuế 456% lên thép Việt

Các sản phẩm thép sản xuất tại Đài Loan và Hàn Quốc, sau đó được chuyển đến Việt Nam để gia công đơn giản trước khi xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị áp thuế 456%.