Ducati 250 'thay da đổi thịt' với phong cách Moto3

Thứ hai, 06/08/2018, 13:22 PM

Phần máy của Ducati 250 1968 Scrambler được mang sang bộ khung của nguyên mẫu Moto3 với phần vỏ chế tác thủ công.

ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Sự ra đời của bản độ Ducati 250 phong cách Moto3 là một câu chuyện kéo dài 3 năm rưỡi, trải qua nhiều giai đoạn và có dấu ấn của nhiều thợ độ chuyên nghiệp khác nhau. Chiếc xe đua cỡ nhỏ được làm bởi xưởng Analog Motorcycles được cấu thành từ một khối động cơ của mẫu Ducati 250 1968 gắn lên bộ khung mẫu thử Moto3 với phần vỏ được làm thủ công.
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Dự án khởi động từ cách đây khoảng ba năm rưỡi, khi các chuyên gia khung máy tại FrameCrafters tìm tới anh Tony Prust của Analog. FrameCrafters từng tạo ra một bộ khung cho dự án trong quá khứ của Analog và họ muốn hợp tác thêm lần nữa.
Phía FrameCrafters đang sẵn bộ khung máy của mẫu thử nghiệm Moto3 trong tiệm và muốn Tony dựng một chiếc xe đặc chế từ đây. Tony chọn bất kỳ bộ máy nào anh muốn để FrameCrafters gắn vào bộ khung có sẵn. Analog toàn quyền làm theo ý mình với toàn bộ phần còn lại của xe.
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Khung máy vốn được phát triển từ 8 năm trước thời điểm hai bên bàn việc và từng do một vài tay đua chuyên nghiệp cấp AMA sử dụng cùng với khối động cơ của Yamaha YZ250. Đây là một thiết kế sử dụng hai kim loại, kết hợp giữa ống chromoly với điểm nối bằng nhôm.
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Các điểm nối trên khung được cố định bằng vít hoặc epoxy giúp việc sản xuất dễ dàng hơn, đồng thời tạo độ cứng cũng như linh hoạt cần thiết. 
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Tony đã tìm được nhiều mảnh bộ phận lấy từ ba chiếc Ducati 250 cổ điển khác nhau, trong có một khối động cơ hoàn thiện từng dùng để đua. Bộ khung Moto3 kéo dài thêm tầm 37,5mm. FrameCrafters cũng tạo thêm hai mối gắn trước và sau để cố định động cơ nhờ tay đòn. Còn Analog thiết kế khung sườn mới để FrameCrafters hàn vào bộ khung Moto3.
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Phanh xe là hệ thống Beringer với dây HE, cặp lốp Dunlop có khả năng đua dưới mưa góp phần hoàn thiện tính vận hành của xe với mẫu KR189 ở trước và KR389 ở sau. Các mảnh thừa của chiếc Ducati được gửi tới DemonTech để tạo nên một khối động cơ 250 nữa, chuyển hệ thống điện sang 12V và bổ sung bộ đề chạy điện của Electrex.
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Bill Bailey, cộng tác viên thường trực của FrameCrafters đã mài thủ công toàn bộ mối nối nhôm. Sau đó, Analog dành vài giờ xử lý lại trước khi sơn phủ để bảo quản các hoa văn vừa tạo. Xe trang bị hệ thống giảm xóc Showa làm lại từ một chiếc Aprilia RS125. Cặp vành Sun 17 inch sử dụng moay-ơ trước của Honda CB550 và moay-ơ sau đặc chế theo phong cách Barnes, có khả năng tháo lắp nhanh.
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Trong quá trình làm, người thầy của Tony qua đời khiến dự án bị hoãn lại một năm. Trong thời gian này anh bỏ qua làm xe cho dự án khác, đồng thời trau dồi kỹ năng chế tác kim loại.
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Việc tạo nên phần thân kiểu xe đua cho hợp với bộ khung Moto3 không phải vấn đề lớn, và Tony cũng gợi nhắc đến các đặc trưng của Ducati với màu sơn của Pantah TL bản châu Âu, đầu đèn kiểu 999...
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
 rRãnh thông khí phía trên bình xăng theo phong cách 900SS.
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Góp phần hoàn thiện ngoại thất là yên xe được bọc bởi thợ Dane Utech của tiệm Plz.B.Seated.
ducati-250-thay-da-doi-thit-voi-phong-cach-moto3
Chiếc xe sau khi hoàn thiện có hệ thống dây điện mới, xoay quanh bảng mạch Motogadget m-Unit Blue điều khiển qua Bluetooth. Đồng hồ báo vận tốc cùng cặp xi nhan gắn cuối tay cầm là đồ Motogadget, cặp tay lái kiểu clip-on của Vortex, trong khi cặp tay nắm từ Cole Foster.
 

'Choáng' với xế độ phong cách Gundam của Nhật Bản

Chiếc xế độ sử dụng động cơ của Kawasaki ER-6N và tiêu tốn 10 tháng làm việc cật lực của một xưởng độ tại Malaysia