5 biểu hiện thai nhi đang 'kêu cứu' mẹ ơi, lưu ý ngay!

Thứ ba, 07/01/2020, 12:24 PM

Từng ngày con yêu ở trong bụng mẹ là từng ngày mẹ lo lắng không nguôi. Vậy mẹ nhận tín hiệu cong thông báo đang không khỏe theo cách nào?

Làm thế nào để bạn nhận ra bé cưng không khỏe mạnh khi con còn trong bụng mẹ? Câu trả lời rất đơn giản, bạn chỉ tham khảo những cảnh báo của Bầu cho dấu hiệu thai yếu sau đây:

1. Tức ngực, hô hấp khó khăn

Theo sự phát triển của thai nhi, các cơ quan bên trong người mẹ sẽ bị chèn ép dẫn đến những triệu chứng như tức ngực, hô hấp khó khăn. Đây đều là những dấu hiệu bình thường, tuy nhiên, nếu các mẹ bầu cảm thấy những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên thì nên cảnh giác. Bởi đó có thể là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển chậm do thiếu dưỡng khí, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ của bé.

5-bieu-hien-thai-nhi-dang-keu-cuu-me-oi-luu-y-ngay
Mẹ thường xuyên tức ngực, hô hấp khó khăn là dấu hiệu thai yếu

 2. Bề cao tử cung không thay đổi

Hầu hết trường hợp bề cao tử cung không thay đổi là do thai nhi thiếu dưỡng khí dẫn đến phát triển chậm. Đặc biệt là sau tuần thai thứ 28 của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh. Nếu bề cao tử cung của mẹ bầu không có sự thay đổi trong 2 tuần thì đó là tín hiệu nguy hiểm.

3. Thai động bất thường

Bình thường thai nhi sẽ cử động khoảng 3 lần/tiếng, 10 lần/2 tiếng, 30 lần/12 tiếng. Trong vòng 12 tiếng, thai nhi cử động ít hơn 20 lần chứng tỏ thai nhi thiếu dưỡng khí, cử động ít hơn 10 lần chứng tỏ thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm. Nếu thai nhi đang cử động bình thường nhưng đột nhiên giảm số lần cử động hoặc ngừng hẳn nghĩa là thai nhi thiếu dưỡng khí. Do đó, mỗi ngày các mẹ nên đếm số lần cử động của thai nhi vào sáng, trưa, tối để nhận biết tình trạng phát triển của thai nhi.

5-bieu-hien-thai-nhi-dang-keu-cuu-me-oi-luu-y-ngay
Mẹ lưu ý theo số lần cử động của con

4. Dịch âm đạo bỗng nhiên ra quá nhiều

Cơ thể tăng tiết dịch âm đạo khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố. Thông thường, dịch tiết âm đạo sẽ có màu trắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhận thấy dịch âm đạo tiết ra mang màu vàng, hơi ngả xanh, đặc biệt ra máu… thì đừng trì hoãn việc đến bác sĩ. Dịch tiết âm đạo bất thường có thể bởi bệnh viêm cổ tử cung, cho thấy dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí sẩy thai.

 5. Cơn đau lưng liên tiếp “ập đến”

5-bieu-hien-thai-nhi-dang-keu-cuu-me-oi-luu-y-ngay
Mẹ đau lưng bất thường là dấu hiệu em bé đang gặp vấn đề 

Giống như các triệu chứng khi mang thai khác, đau lưng cũng nằm trong những điều phổ biến khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu đau lưng nhiều, đau thường xuyên và bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc bé đang gặp vấn đề. Do vậy, hãy tìm đến bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này

Thai nhi phát triển thế nào luôn là đề tài được các mẹ quan tâm. Ngoài những dấu hiệu mà Bầu vừa đề cập ở trên Mẹ bầu hãy chú ý đến những dấu hiệu mà cơ thể đang cảnh báo. Điều này giúp bạn bảo vệ bé yêu tốt hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nghi ngờ hoặc cảm thấy không ổn.

 

Mách bố mẹ mẹo canh chu kỳ kinh nguyệt để nhanh đón 'tin con'

Bài viết sau đây Bầu sẽ chia sẻ với bố mẹ kinh nhiệm canh chu kỳ kinh nguyệt để sớm đón "tin con"

 

8 tip giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh cực nhanh

Việc chăm sóc em bé mới chào đời khiến mẹ mệt mỏi và kiệt sức, nếu mong muốn đem đến cho mình chút thoải mái bạn hãy làm theo 10 lời khuyên sau đây.