5 lo ngại về nguồn cung dầu sau khi các cơ sở dầu Arab Saudi bị tấn công

Thứ hai, 16/09/2019, 15:48 PM

Cuộc tấn công vào trung tâm của ngành công nghiệp dầu mỏ Arab Saudi gây thiệt hại cho cả cơ sở chế biến dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong gần 4 tháng qua, gây ra nhiều lo ngại về nguồn cung dầu thế giới.

Hình ảnh một vụ cháy ở nhà máy chế biến dầu Arab Saudi.
Hình ảnh một vụ cháy ở nhà máy chế biến dầu Arab Saudi.

Dưới đây là một số sự thật về tác động đến nguồn cung dầu và công suất dự phòng dầu mỏ khi các nhà máy dầu Arab Saudi bị tấn công:

Tại sao các nhà máy dầu của Arab Saudi bị tấn công lại gây tổn thất lớn tới nguồn cung dầu toàn cầu?

Cuộc tấn công vào các cơ sở sản xuất dầu của Arab Saudi hôm 14/9 không chỉ đánh bật hơn một nửa sản lượng sản xuất dầu của nước này mà còn loại bỏ gần như toàn bộ công suất dự phòng để bù đắp cho bất kỳ sự gián đoạn lớn nào khác trong nguồn cung dầu trên toàn thế giới.

Vụ tấn công đã cắt giảm 5,7 triệu thùng sản lượng dầu thô mỗi ngày của Arab Saudi, chiếm hơn 5% nguồn cung của thế giới. Ngoài ra, nó cũng hạn chế khả năng của Arab Saudi trong việc sử dụng công suất sản xuất dầu dự phòng hơn 2 triệu thùng mỗi ngày mà nước này nắm giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Trong nhiều năm qua, Arab Saudi là quốc gia sản xuất dầu lớn duy nhất có khả năng dự phòng đáng kể để có thể khởi động nhanh chóng việc sản xuất dầu nhằm bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt nào về nguồn cung do chiến tranh hoặc thiên tai hoặc nhiều sự kiện bất ngờ khác ảnh hưởng đến nguồn cung dầu.

Hầu hết các quốc gia khác không thể đủ khả năng khoan giếng đắt tiền và lắp đặt cơ sở hạ tầng, sau đó duy trì chúng mà không khai thác.

Trước vụ tấn công, Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) chỉ có nguồn dự phòng cung ứng toàn cầu hơn 3,21 triệu thùng mỗi ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Trong số đó, Arab Saudi chịu trách nhiệm cho 2,27 triệu thùng mỗi ngày.

Sau vụ tấn công, nguồn dự phòng đó chỉ còn khoảng 940.000 triệu thùng mỗi ngày, chủ yếu do Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nắm giữ. Iraq và Angola cũng có một số khả năng dự phòng.

OPEC và các đồng minh như Nga đã từng cắt giảm sản lượng?

Trước đó, OPEC và các đồng minh như Nga đã cắt giảm sản lượng để ngăn giảm giá dầu vì thị trường đã bị thừa nguồn cung.

Các hoạt động cắt giảm này nhằm giảm nguồn cung 1,2 triệu thùng mỗi ngày. Nhưng phần lớn trong số đó là từ Arab Saudi nên giờ không thể đảo ngược nhanh chóng hay không thể nhanh chóng ngừng việc cắt giảm đó.

Iran và Venezuela đóng vai trò gì?

Iran nắm giữ năng lực dự phòng nhưng nước này không thể đưa dầu ra thị trường vì các lệnh trừng phạt do chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.

Xuất khẩu của Iran đã giảm hơn 2 triệu thùng mỗi ngày kể từ tháng 4/2019.

Washington đã tuyên bố Iran đứng sau vụ tấn công hôm 14/9, do đó khó có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt để cho phép Iran thu hẹp khoảng cách mà họ tin là do Tehran tạo ra.

Về phần mình, Iran đã nói sau vụ tấn công rằng họ sẽ sản xuất hết công suất nếu các lệnh trừng phạt được nới lỏng.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng đã tác động đến ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela. Tuy nhiên, sản lượng của Venezuela được cho đã rơi tự do trong nhiều năm trước và công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA dường như không thể thúc đẩy sản xuất nhiều ngay cả khi các lệnh trừng phạt được nới lỏng.

Đá phiến của Mỹ thì sao?

Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng về nguồn cung đá phiến, phần lớn được khai thác từ các mỏ ở Texas. Mỹ cũng đã trở thành nhà xuất khẩu dầu thô lớn hơn cả Arab Saudi vào tháng 6/2019.

Các nhà sản xuất đá phiến Mỹ có thể sản xuất nhiều hơn khi giá tăng chỉ trong vài tháng, nhanh hơn nhiều so với việc gia tăng sản xuất dầu truyền thống.

Nếu sản lượng dầu của Arab Saudi bị suy giảm kéo dài và giá dầu tăng đáng kể, thì các nhà sản xuất đá phiến sẽ tăng sản lượng.

Nhưng ngay cả khi các nhà sản xuất đá phiến sản xuất nhiều hơn, vẫn có những hạn chế về việc Mỹ có thể xuất khẩu bao nhiêu vì các cảng dầu đã gần hết công suất.

Các nguồn dự trữ

Arab Saudi, Mỹ và Trung Quốc đều có hàng trăm triệu thùng dầu trong kho lưu trữ chiến lược. Đó chính là kho dự trữ mà các chính phủ lập ra để dùng cho những kịch bản như này, để bù đắp cho sự cố đột xuất trong nguồn cung.

Các nước đó có thể giải phóng dầu từ kho lưu trữ chiến lược để đáp ứng nhu cầu và giảm bớt tác động đến giá cả. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm 15/9 rằng ông đã cho phép rút dần từ Cục Dự trữ Dầu khí Chiến lược Mỹ.

Dầu từ kho nên được dùng để ổn định nguồn cung trong một thời gian, nhưng thị trường dầu có thể sẽ ngày càng biến động khi lượng lưu trữ bị giảm và khả năng cung cấp tăng lên.

IEA cho biết hôm 14/9 rằng các thị trường vẫn đang được cung cấp tốt bất chấp sự gián đoạn của Arab Saudi.

Christyan Malek, người đứng đầu nghiên cứu về dầu khí ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi tại JP Morgan, cho biết sẽ cần mất 5 triệu thùng dầu/ngày trong vòng 5 tháng để đưa nguồn cung dầu thô toàn cầu trở về mức trung bình 40 năm.

Tuy nhiên, không có năng lực dự phòng, sự gián đoạn trong tương lai sẽ khiến giá dầu tăng.

Thành viên của OPEC là Libya đang ở giữa cuộc nội chiến, đe dọa khả năng tiếp tục bơm dầu. Một sự gián đoạn lớn khác từ Libya sẽ thêm vào những cú sốc và làm nổi bật việc thiếu năng lực dự phòng.

Xuất khẩu của Nigeria cũng đã bị gián đoạn.

 

Các tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới

Nhu cầu về các thiết bị quân sự gia tăng cùng với sự tăng cường chi tiêu đáng kể cho quốc phòng trên khắp thế giới, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp quốc phòng. Dưới đây là những công ty, tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới được xếp hạng dựa theo doanh thu.

 

Mỹ - Iran tranh cãi về vụ tấn công cơ sở dầu mỏ của Ả rập Xê-út

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc Iran tấn công vào các nhà máy xăng dầu của Saudi Arabia và cho rằng Tehran đã ngụy tạo bằng chứng ngoại giao giả. Phía Iran thì cho rằng Mỹ và các đồng minh “mắc kẹt” ở Yemen, việc đổ lỗi Iran trong việc các nhà máy lọc dầu Saudi Arabia bị tấn công “sẽ không chấm dứt được thảm họa”.

 

Video: Cảnh sát Hong Kong dùng vòi rồng nước xanh, xe bọc thép trấn áp người biểu tình

Cách cuộc biểu tình đang ôn hòa ngày 15/9 đột nhiên biến thành hỗn loạn và bạo lực với các vụ đụng độ và xô xát. Cảnh sát dùng vòi rồng cực mạnh và hơi cay, xe bọc thép để giải tán người biểu tình đang giận dữ.