Các quốc gia ủng hộ áp đặt giá trần bao gồm Ba Lan, Bỉ và Hy Lạp đã bác bỏ đề xuất giới hạn ban đầu, lập luận rằng nó cần ở mức dưới 200 €/MWh nếu muốn giải quyết vấn đề giá khí đốt cao mà lục địa này đã phải vật lộn trong năm nay.
Điều thú vị là Đức cũng đã bỏ phiếu ủng hộ mức giá trần mặc dù có ý kiến cho rằng điều này sẽ tác động tiêu cực đến khả năng thu hút nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu trên các thị trường toàn cầu chặt chẽ và cạnh tranh về giá.
Theo đề xuất hiện tại, trần giá của EU sẽ không giảm xuống dưới 188 €/MWh, ngay cả trong trường hợp giá tham chiếu LNG giảm xuống mức thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, trần giá khí đốt của EU sẽ thay đổi theo giá tham chiếu LNG nếu nó tăng lên các mức cao hơn, trong khi vẫn duy trì 35 €/MWh trên giá LNG. Hệ thống này được thiết kế để đảm bảo khối có thể trả giá cao hơn giá thị trường nhằm thu hút khí đốt tại các thị trường có nguồn cung eo hẹp.
Sau khi được kích hoạt, cơ chế này sẽ ngăn các giao dịch được thực hiện trên các hợp đồng TTF từ tháng giao ngay đến năm giao ngay với mức giá cao hơn 35 €/MWh so với giá tham chiếu bao gồm các đánh giá giá LNG hiện có.
Trước đây, EC đã lên kế hoạch ràng buộc giá khí đốt kỳ hạn chuẩn của châu Âu với giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thị trường giao ngay. "Giá trần an toàn" sẽ được kích hoạt tự động, khi "giá thanh toán phái sinh TTF tháng trước vượt quá 275 € trong hai tuần" và khi "giá TTF cao hơn 58 € so với giá tham chiếu LNG trong 10 ngày giao dịch liên tiếp trong vòng hai tuần".
Cả hai động thái đều gây lo lắng cho các nhà kinh doanh gas. Liên đoàn Thương nhân Năng lượng Châu Âu cho biết: "Ngay cả một can thiệp ngắn cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ngoài ý muốn và không thể đảo ngược trong việc làm tổn hại niềm tin của thị trường".