Các bộ trưởng EU thống nhất về mức trần giá khí đốt
Các bộ trưởng EU cuối cùng đã đạt được thỏa thuận thực hiện mức trần giá khí đốt là 180 €/MWh, thấp hơn nhiều so với mức kích hoạt 275 €/MWh do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất ban đầu.

Các quốc gia ủng hộ áp đặt giá trần bao gồm Ba Lan, Bỉ và Hy Lạp đã bác bỏ đề xuất giới hạn ban đầu, lập luận rằng nó cần ở mức dưới 200 €/MWh nếu muốn giải quyết vấn đề giá khí đốt cao mà lục địa này đã phải vật lộn trong năm nay.
Điều thú vị là Đức cũng đã bỏ phiếu ủng hộ mức giá trần mặc dù có ý kiến cho rằng điều này sẽ tác động tiêu cực đến khả năng thu hút nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu trên các thị trường toàn cầu chặt chẽ và cạnh tranh về giá.
Theo đề xuất hiện tại, trần giá của EU sẽ không giảm xuống dưới 188 €/MWh, ngay cả trong trường hợp giá tham chiếu LNG giảm xuống mức thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, trần giá khí đốt của EU sẽ thay đổi theo giá tham chiếu LNG nếu nó tăng lên các mức cao hơn, trong khi vẫn duy trì 35 €/MWh trên giá LNG. Hệ thống này được thiết kế để đảm bảo khối có thể trả giá cao hơn giá thị trường nhằm thu hút khí đốt tại các thị trường có nguồn cung eo hẹp.
Sau khi được kích hoạt, cơ chế này sẽ ngăn các giao dịch được thực hiện trên các hợp đồng TTF từ tháng giao ngay đến năm giao ngay với mức giá cao hơn 35 €/MWh so với giá tham chiếu bao gồm các đánh giá giá LNG hiện có.
Trước đây, EC đã lên kế hoạch ràng buộc giá khí đốt kỳ hạn chuẩn của châu Âu với giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thị trường giao ngay. "Giá trần an toàn" sẽ được kích hoạt tự động, khi "giá thanh toán phái sinh TTF tháng trước vượt quá 275 € trong hai tuần" và khi "giá TTF cao hơn 58 € so với giá tham chiếu LNG trong 10 ngày giao dịch liên tiếp trong vòng hai tuần".
Cả hai động thái đều gây lo lắng cho các nhà kinh doanh gas. Liên đoàn Thương nhân Năng lượng Châu Âu cho biết: "Ngay cả một can thiệp ngắn cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ngoài ý muốn và không thể đảo ngược trong việc làm tổn hại niềm tin của thị trường".

Vì sao OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu?
02/06/2023, 07:14
Big Oil đang quay lưng với thỏa thuận khí hậu?
02/06/2023, 07:14
Giá khí đốt tiếp tục lao dốc đẩy giá điện châu Âu xuống mức âm
01/06/2023, 09:21
Châu Á 'đổ mồ hôi' vì nắng nóng
27/05/2023, 06:55
Nga đang vẽ lại bản đồ dòng chảy dầu mỏ toàn cầu
25/05/2023, 16:41
Gói trừng phạt mới với Nga sẽ hoàn toàn khác so với trước đây?
23/05/2023, 07:30Thế cục Syria hiện giờ ra sao?
Sau 12 năm chiến tranh, nhờ Nga và đồng minh đẩy lùi phe chống đối và các thế lực thù địch bên ngoài, mối quan hệ giữa Syria và thế giới hiện giờ ra sao?
OPEC+ sẽ triệu tập họp mặt vào tháng 6
OPEC+ đã xác nhận sẽ tổ chức cuộc họp chính sách trực tiếp vào ngày 4/6 tại Vienna. Các nguồn tin quen thuộc cho biết hôm 3/5 khi giá dầu giảm.
Mỹ: Thu giữ và lưu trữ carbon có ý nghĩa thương mại không?
Các loại dự án thu giữ và lưu trữ carbon tiềm năng đắt giá nhất ở Mỹ vẫn có chi phí vượt quá 100 USD/tấn, cho thấy chúng không khả thi ngay cả khi các khoản được giảm thuế liên bang tăng lên.
Nga tăng sản lượng khai thác vàng
Tháng 3/2023, sản lượng khai thác vàng của Nga tăng vọt lên 26,5%.
Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?
Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.
Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?
Vào tuần qua, Nga đã nắm quyền kiểm soát một phần tài sản trên đất Nga của tập đoàn năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức), đồng thời cảnh báo về khả năng thu giữ thêm nhiều tài sản khác. Cả hai doanh nghiệp này đều vận hành nhiều nhà máy điện ở Nga.
Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội
Một kho chứa dầu ở thành phố Sevastopol đã bốc cháy dữ dội, nghi bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công sáng 29/4.
3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay
Trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hàn. Thông qua sự kiện này, Hàn Quốc mong muốn Mỹ đưa cam kết bảo vệ họ khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, còn Mỹ thì mong muốn Hàn Quốc ủng hộ lợi ích của Mỹ trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung - Nga.
Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây
Điện Kremlin đe dọa tịch thu thêm tài sản của các công ty nước ngoài để đáp trả động thái của các nước phương Tây chống lại các công ty Nga hôm thứ Tư sau khi nước này tạm thời nắm quyền kiểm soát hai công ty châu Âu.