Các lệnh trừng phạt của G7 và EU với dầu khí của Nga đã thất bại như thế nào?

Vào tháng 2/2023, doanh thu dầu mỏ của Nga đã giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái dưới tác động từ các lệnh trừng phạt của G7 và Liên minh châu Âu, mặc dù nước này vẫn xuất khẩu cùng một khối lượng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Tư.

"Chúng tôi ước tính rằng vào tháng 2 năm nay, Nga đã kiếm được 11,6 tỷ USD, so với 14,3 tỷ USD hồi tháng 1 và gần 20 tỷ USD một năm trước đó", báo cáo dầu mỏ hàng tháng cho biết.

Một năm sau cuộc chiến tại Ukraine, Nga vẫn xuất khẩu cùng một khối lượng dầu đến thị trường quốc tế. Điều này cho thấy các lệnh trừng phạt G7 đã thất bại trong việc làm giảm nguồn cung dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ trên toàn cầu, nhằm giảm doanh thu xuất khẩu của Nga.

Sản lượng dầu của Nga vẫn ở mức tương đối so với giai đoạn trước chiến tranh vào tháng Hai năm ngoái. Xuất khẩu đã giảm 500.000 thùng/ngày, xuống còn 7,5 triệu thùng/ngày.

Trong năm qua, 4,5 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga, nếu trước đây được chuyển cho EU, Bắc Mỹ và các thành viên OECD, thì hiện tại đã tìm được các điểm đến khác.

Hiện nay, dầu của Nga phần lớn được gửi đến châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và sau đó là Trung Quốc – quốc gia được hưởng mức chiết khấu cao. Trong tháng 2, dầu mỏ Nga chiếm lần lượt khoảng 40% và 20% lượng dầu thô mà Ấn Độ và Trung Quốc nhập khẩu. Hai nước này đã đóng góp hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của Moscow, theo IEA.

Với các sản phẩm dầu mỏ khác, ngoại trừ dầu thô, Châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông cũng là những khách hàng của Nga.