Trong bức thư chung, 12 quốc gia EU bao gồm Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Hungary, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Slovakia, Slovenia và Thụy Điển đã yêu cầu EC: "Thành lập một liên minh công nghiệpủng hộ hạt nhân, đồng thời thúc đẩy xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏSMR và phát triển chuỗi giá trị châu Âu". EU có 27 quốc gia thành viên.
Đại diện các quốc gia thành viên cho biết: Liên minh này sẽ tăng chủ quyền năng lượng và khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp chúng tôi.
Họ cũng nhận thấy rằng: "Sự hỗ trợ của Ủy ban là rất cần thiết để đảm bảo các dự án đổi mới này được hưởng lợi từ luật pháp châu Âu trong hiện tại và cả tương lai".
Họ cũng thêm rằng Diễn đàn Năng lượng Hạt nhân Châu Âu (ENEF) - sẽ được tổ chức tại Bratislava, Slovakia vào thứ Hai và thứ Ba tới - là cơ hội để đi theo hướng này.
Văn phòng của Bộ trưởng Chuyển đổi năng lượng Pháp bà Agnès Pannier-Runacher nói với AFP: “Chúng tôi đã khởi xướng một lá thư có chữ ký của 12 bộ trưởng châu Âu gửi tới Ủy ban châu Âu”.
Liên minh SMR này cũng sẽ nhằm mục đích "củng cố ngành công nghiệp hạt nhân châu Âu, an ninh nguồn cung và khả năng cạnh tranh của châu Âu".
Tháng 5 vừa qua, 12 quốc gia đã gặp nhau tại Paris với Bỉ và Estonia, những nước mà họ thành lập liên minh gồm các nước châu Âu ủng hộ hạt nhân, cũng như Ý và cả Anh, để vạch ra lộ trình phát triển năng lượng hạt nhân.
Để khử cacbon cho các ngành sản xuất công nghiệp, Ủy ban ủng hộ việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 4, cũng như các lò phản ứng mô-đun nhỏ, cả hai loại này hiện đang được phát triển.
Các quốc gia ký kết cũng lập luận trong thư rằng: "Các lò phản ứng mô-đun nhỏ có thểlà giải pháp sản xuất điện không sử dụng năng lượng hóa thạch vào những năm 2030.Năng lượng hạt nhân sẽ đảm bảo có thể cung cấp tới 150 gigawatt (GW) cho EU vào năm 2050, so với 100 GW như hiện nay".