Trong khi tác động của các biện pháp trừng phạt của châu Âu đối với dầu của Nga và các biện pháp trần giá vẫn chưa mang lại kết quả rõ ràng và việc thực hiện chúng vẫn chưa có gì chắc chắn, giá khí đốt ở châu Âu vốn tăng vọt trong năm nay sau khi Nga cắt nguồn cung, làm tăng chi phí nhiên liệu và thúc đẩy lạm phát thì các nước EU, nhiều tháng qua, đã thảo luận nhằm hạn chế giá khí đốt, nhưng cho đến nay vẫn chưa thống nhất được quan điểm.
Theo bà Sarah Miller, thị trường khí có vẻ ổn vào thời điểm hiện tại, mức giá cao nhưng không có đột biến, đem lại lợi tức "béo bở" cho các nhà xuất khẩu. Thị trường hài lòng với một vài hợp đồng cung cấp LNG. Nhưng sự gián đoạn đột ngột trong dòng khí đốt khổng lồ của Nga đến châu Âu mang lại lợi nhuận cao cho Nga và nguồn cung tương đối rẻ đối với châu Âu là một vết thương khó lành.
Bức tranh này sẽ nhanh chóng biến mất mà không định rõ tương lai
Có thể thấy, châu Âu chỉ có thể thay thế một phần nhỏ khí đốt mua qua đường ống của Nga bằng LNG từ Mỹ. Nga cung cấp 40% trong tổng số 400bcm nhu cầu khí đốt cho châu Âu - theo số liệu của Statistic, trong khi nhập khẩu LNG của Mỹ từ đầu năm đến tháng 8/2022 ở mức 40bcm, gấp đôi năm 2021.
Các mối đe dọa đối với tương lai của khí đốt tự nhiên đã rõ ràng kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bắt đầu. Giờ đây, thiệt hại thực tế đang bắt đầu chồng chất - mặc dù thị trường tạm thời chưa cảm nhận sự khác biệt lớn về khối lượng khí đốt qua đường ống của Nga và LNG cũng như các nguồn cung cấp mới khác đến châu Âu.
Châu Âu đã lấp đầy kho chứa khí đốt ở mức cao bất ngờ vào mùa hè này, khiến giá khí đốt và LNG giao ngay của EU gần đây giảm hơn một nửa - mặc dù mức này vẫn cao hơn gấp đôi so với mức trước khủng hoảng. Điều này được coi là một thành công của châu Âu. Nhưng các chính phủ vẫn phải chi hàng tỷ euro trợ cấp cho các ngành công nghiệp và hộ gia đình phụ thuộc vào khí đốt, và chỉ có sự phản đối kiên quyết từ nước Đức rủng rỉnh tiền mặt mới khiến hầu hết các nước EU không đồng ý với mức giá trần mà châu Âu sẽ nhập khẩu LNG.
Người ta đang nghi ngờ mô hình kinh doanh của Đức và liệu nước này có thể không cần đến khí đốt giá rẻ của Nga hay không? Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng châu Âu đã hoặc sẽ sớm suy thoái.
Gián đoạn nguồn cung khí toàn cầu
Chuyên gia năng lượng đánh giá rằng bất kỳ hoạt động bán khí đốt gia tăng nào của Nga cho Trung Quốc sẽ không thể bù đắp được khối lượng bị mất từ thị trường châu Âu. Khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm khoảng 10% lượng nhập khẩu của châu Âu vào năm 2021.
Không những thế, việc châu Âu ráo riết truy lùng nguồn cung thay thế khí đốt Nga bằng LNG đã đẩy giá LNG toàn cầu lên mức cao mà người mua ở Nam Á, Mỹ Latinh và những nơi khác không thể hoặc sẽ không cạnh tranh nổi.
Mặc dù có những may mắn như Trung Quốc đang gặp khó khăn dưới chính sách Zero Covid và cuộc khủng hoảng tài chính nhà ở khiến các nhà nhập khẩu LNG của Trung Quốc không chỉ rời khỏi thị trường giao ngay với tư cách là người mua mà còn sẵn sàng bán lại khối lượng lớn hợp đồng có kỳ hạn cho châu Âu.
Hậu quả trước mắt của sự gián đoạn thị trường khí đốt toàn cầu này là ít khí đốt hơn và đốt nhiều than hơn ở châu Á. Quan trọng hơn cả là sản xuất năng lượng mặt trời và gió đã trở thành hình thức điện mới rẻ nhất trên thực tế ở mọi nơi, bao gồm cả Hoa Kỳ. Ở nhiều nơi, các cơ sở năng lượng tái tạo được xây dựng mới hiện cung cấp điện rẻ hơn so với các nhà máy điện chạy bằng khí đốt.Cơ quan Năng lượng Quốc tế vừa tăng dự báo mở rộng năng lượng tái tạo trong 5 năm tới lên 30%, lên 2.400 gigawatt, và đây có lẽ vẫn là một con số thấp.
Về mặt số lượng, người Nga cũng đang gánh chịu hậu quả. Nhà xuất khẩu khí đốt đường ống độc quyền Gazprom dự kiến sẽ chứng kiến doanh số bán hàng giảm gần một nửa trong năm nay, xuống còn 100 tỷ mét khối từ 185 Bcm vào năm 2021, tại các thị trường xuất khẩu chính của họ là EU, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự báo
Chuyên gia chiến lược thông tin tình báo: Năm ảm đạm đối với khí đốtNhiều kịch bản khác nhau có thể được đưa ra về việc điều này sẽ diễn ra như thế nào trong những năm tới. Tuy nhiên, một số điều đã rõ ràng. Một là châu Âu sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc đáng kể vào khí đốt nhanh hơn so với lẽ ra nếu khí đốt giá rẻ của Nga tiếp tục được duy trì. Cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG mới ở Đức và các nơi khác đã dẫn đến những gợi ý rằng việc nhập khẩu khí đốt sẽ tiếp tục lâu hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi Đức hoàn thành toàn bộ công suất nhập khẩu LNG 22 Bcm/năm dự kiến vào cuối năm 2023, thì nước này cũng sẽ không thể thay thế công suất 55 Bcm/năm của hai hệ thống Nord Stream của Nga.
Theo dự đoán, 3 trong số 4 đường ống trong hệ thống Nord Stream đã bị nổ và có lẽ sẽ không được sửa chữa. Sau đó, khả năng thậm chí còn lớn hơn mà Nga phải đẩy khí đốt vào châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và chính Ukraine. Có thể tưởng tượng Nga sẽ sử dụng một phần khả năng đó để bán khí đốt sau chiến tranh vào châu Âu, nhưng không lâu dài hoặc giống như khối lượng trước chiến tranh.
Những gì châu Âu sẽ đạt được là nhu cầu năng lượng nói chung thấp hơn do những nỗ lực bảo tồn mạnh mẽ và việc xây dựng năng lượng mặt trời, gió và lưu trữ pin nhanh hơn - như được đặt ra ban đầu trong kế hoạch RePowerEU. Bằng chứng ban đầu cho thấy các mục tiêu về gió của EU có thể quá tham vọng, nhưng năng lượng mặt trời có thể vượt trội hơn cả các mục tiêu đầy tham vọng của kế hoạch đó. Hệ thống phát điện của châu Âu đang trên đà phát triển nhanh chóng đến năng lượng tái tạo, vấn đề còn lại là sử dụng khí công nghiệp. Tuy nhiên, nếu năng lượng và hệ thống sưởi nhanh chóng tắt khí đốt, thì việc đáp ứng nhu cầu công nghiệp bằng khí đốt tự nhiên có vẻ đơn giản hơn rất nhiều trong nhiều năm cho đến khi một giải pháp xuất hiện.
Thị trường xuất khẩu của Nga thu nhỏ
Ngành công nghiệp khí đốt của Nga cũng khó có thể thoát khỏi tình trạng này nếu không thu hẹp quy mô vĩnh viễn. Gazprom và các nhà xuất khẩu LNG khác của Nga hy vọng sẽ bán được nhiều hơn cho Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ - những quốc gia được coi là đang giải cứu ngành dầu mỏ của Nga. Tuy nhiên, việc thay thế khoảng 150 Bcm/năm doanh số bán khí đốt trước chiến tranh sang châu Âu khó hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm khách hàng dầu mỏ mới. Nhu cầu khí đốt của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 1,3% - 1,4% trong năm nay và nhập khẩu LNG đã giảm hơn 20%. Các nhà phân tích Trung Quốc mong đợi rất ít, nếu có, sự phục hồi vào năm 2023. Than đá và năng lượng mặt trời, gió và pin càng nhanh càng tốt là nơi Trung Quốc hướng tới - không phải hướng tới khí đốt.
Chính phủ Ấn Độ tuần trước đã cho phép mua khí LNG cho mùa hè tới. Nhưng LNG sẽ cung cấp tối đa khoảng 3% điện năng của đất nước.
Qatar có thể được coi là một trong số ít những người hưởng lợi trong việc này. Gần đây, Qatar đã công bố một hợp đồng 27 năm mới với Trung Quốc và một hợp đồng 15 năm với Đức từ dự án LNG North Field East (NFE) 32 triệu tấn của mình. Nhưng so với doanh số bán khí đốt qua đường ống trước chiến tranh của Gazprom, khối lượng rất khiêm tốn. Thỏa thuận của Đức với Qatar, cộng với ba thỏa thuận dài hạn, khối lượng thấp cho nguồn cung cấp của Hoa Kỳ, cộng lại chưa đến 8,7 Bcm/năm khí đốt (6,275 triệu tấn LNG), không bằng 6% khối lượng Đức mua từ Nga vào năm 2021.
Một vấn đề nữa, là giá khí ấn định theo giá dầu.
Lưu lượng khí đốt của Nga sang Trung Quốc tăng theo khối lượng trong hợp đồng dài hạn, giá khí ấn định theo giá dầu, và vì vậy đã tăng vọt so với LNG giao ngay. Trong mọi trường hợp, khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Gazprom chiếm khoảng 10% lượng nhập khẩu của châu Âu vào năm 2021. Khác với Trung Quốc, châu Âu áp dụng giá khí với Gazprom tại các trung tâm khí đốt.
Chuyên gia chiến lược thông tin tình báo Sarah Miller đưa ra một khả năng, khi giá dầu tăng không thể lường trước được, nhất là với thời hạn dài tới 30 năm, khi đó Trung quốc còn muốn mua khí đốt Nga hay không?
Và liệu hợp đồng dài như vậy có tạo cơ sở cho các bên khởi kiện nếu nguồn cung khí bị dừng lại?
Tác giả không đưa ra câu trả lời mà để cho bạn đọc tự chọn kịch bản của mình.