Tại Viện nghiên cứu thể thao của Úc, các nhà khoa học đã lấy khoảng 400 mẫu gen của các vận động viên thể thao có thành tích ở mức trung bình để tiến hành các cuộc so sánh.
Kết quả là ở những người này, đa số đều chỉ có ACTN2 (alpha-actinin-2) và bị thiếu hai kiểu gen ACTN3. Do đó dù có nỗ lực và kiên trì luyện tập đến đâu, họ cũng không thể trở thành những “tài năng” thể thao đỉnh cao.
Ngược lại, ở những vận động viên được coi là “tài năng” hơn, họ có đầy đủ chức năng của các kiểu gen ACTN3. Nhóm nghiên cứu nhận định gen ACTN 3 là nhân tố kích hoạt tài năng thể thao của các vận động viên, đặc biệt là vận động viên điền kinh.
Gen ACTN3 (alpha-actinin-3) là gen tạo ra một loại protein điều chỉnh chức năng của cơ bắp. Gen này là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thành tích trong thể thao. Trong khi đó, có 3 kiểu gen ACTN3 gồm CC, TT và TC và mỗi loại sẽ phù hợp với những môn thể thao khác nhau.
Craig Pickering – nhà vô địch chạy 100 mét Giải Điền kinh Thiếu nhi châu Âu, đã dành nhiều năm để tìm hiểu về vai trò của gen và tin rằng gen không phải yếu tố duy nhất và quan trọng nhất để quyết định một người có thể trở thành vận động viên xuất sắc hay không. Những yếu tố quan trọng khác gồm "Đào tạo đúng hướng, tập luyện kiên trì, đam mê, thời cơ và may mắn”, Pickering cho biết.
Hiện nay, trong lĩnh vực thể thao thế giới cũng như Việt Nam, giải mã gen được các vận động viên sử dụng xác định các bài tập, bộ môn phù hợp với từng cá nhân, đặc biệt với các vận động viên trẻ tuổi cũng được chú trọng cho việc đào tạo và huấn luyện hiệu quả hơn.