Chủ nhật, 02/02/2025, 08:23 AM
  • Click để copy

Nhớ Tết xưa!

Trong xã hội hiện đại, Tết dần mang hai ý nghĩa khác nhau: “ăn Tết” và “chơi Tết”. Đây cũng là sự khác biệt tồn tại suốt nhiều năm qua giữa các thế hệ. Một bên muốn giữ gìn nét truyền thống, một bên lại ưa chuộng sự tự do, thoải mái. Thế nhưng, dù chọn cách đón Tết nào, sâu thẳm trong mỗi người Việt vẫn luôn có một tình yêu dành cho Tết cổ truyền, bởi đó cũng chính là tình yêu với gia đình, với quê hương, đất nước.

“Ăn Tết” và “chơi Tết” không chỉ đơn thuần là hai cách tận hưởng năm mới mà còn phản ánh sự chuyển biến trong quan niệm của các thế hệ. Còn nhớ cách đây vài năm, có vị giáo sư từng tuyên bố: “Còn ăn Tết ta, đất nước còn nghèo”. Nhân vật đó giờ không còn thấy xuất hiện, dân tộc Việt Nam thì đang bước vào kỷ nguyên vươn mình và vẫn… ăn Tết ta.

Ngày nay, nhiều người trẻ chọn “chơi Tết” thay vì quây quần bên gia đình. Họ tranh thủ kỳ nghỉ để du lịch, tụ tập bạn bè, nhâm nhi cà phê... Trong khi đó, ở nhà, cha mẹ, ông bà lặng lẽ chuẩn bị mâm cơm cúng, nhà nào đông người còn đỡ chứ gia đình neo người thì đìu hiu lắm thay! Chỉ mong mấy ngày Tết con cháu quây quần, sum vầy. Tất nhiên, không phải tất cả giới trẻ đều quay lưng với truyền thống, nhưng rõ ràng có một bộ phận thậm chí có cả gia đình đã và đang có lối sống “nhạt truyền thống, sống kiểu Tây”, sẵn sàng gạt bỏ các giá trị của cội nguồn, gia đình…

Tết là ngày đoàn viên, sum vầy; là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Tết là ngày đoàn viên, sum vầy; là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Thời hiện đại, người người nhà nhà đều bận bịu quanh năm suốt tháng; ấy vậy mà có một số bạn trẻ chỉ đợi đến nghỉ Tết là ra thẳng sân bay, đi một mạch hết Tết mới về. Rồi bố mẹ, ông bà ở nhà chỉ còn biết nhìn màn hình điện thoại, nghe lời chúc năm mới qua những cuộc gọi vội vàng. Họ buồn đấy, nhưng vẫn cố nở nụ cười, bởi chẳng thể níu giữ điều gì.

Với nhiều người trẻ ngày nay, hai chữ “đoàn tụ” dường như trở nên mơ hồ, thậm chí có phần xa lạ. Ông bà, bố mẹ chỉ nhẹ nhàng dặn dò: “Tết này về nhà con nhé”, nhưng không ít người coi đó như một lời nhắc mang tính “xã giao” - nghe rồi để đó, còn quyết định ra sao vẫn tùy sở thích của mình.

Thế nhưng, đằng sau câu nói tưởng chừng đơn giản ấy là cả một bầu trời tâm tư của những bậc sinh thành. Họ chỉ mong Tết đến, con cháu quây quần bên nhau, dù chẳng cần làm gì to tát, chỉ cần có mặt là đủ để ngôi nhà rộn rã tiếng cười. Một đứa để sai vặt, có đứa mà lì xì; trong câu chuyện mấy ngày Tết chứa đựng lời nhắc nhở, gửi gắm nhưng nhiều bạn trẻ lại nghĩ là người lớn “càm ràm” nhưng đó là những câu chuyện chứa đựng tình yêu và hy vọng lớn lao biết chừng nào.

Nhiều người thường nói: “Ôi giời, năm nào chẳng có Tết, không ở nhà năm nay thì năm sau về cũng được”. Nhưng thời gian chẳng chờ đợi ai, ông bà, bố mẹ cũng không thể mãi đón Tết như ta vẫn nghĩ. Được sum vầy bên gia đình ngày Tết là niềm vui lớn, nhưng cũng có chút buồn thoáng qua bởi ta nhận ra rằng bố mẹ, ông bà đang già đi từng ngày. Ngày Tết, tôi có thêm thời gian ở cạnh gia đình, làm vài việc lặt vặt chẳng đáng kể công, nhưng chỉ cần cả nhà vui vẻ, thế là đủ.

Với ông bà và nhiều bậc cha mẹ, Tết vẫn luôn mang dáng dấp của truyền thống. Từ ngày ông Công ông Táo, cả nhà đã tất bật dọn dẹp bàn thờ, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị bánh kẹo, mứt Tết. Các mẹ lặn lội cả đêm ngoài chợ hoa Quảng Bá để chọn được những bó hoa tươi nhất. Các ông bố thì từ sớm đã đi “tăm” đào, quất, cố chọn cho nhà một cây đẹp nhất. Nhưng với tôi, cành đào có thể nghiêng ngả thế nào cũng vẫn đẹp, đẹp như Tết, như những ký ức thân thương chẳng thể phai nhòa.

Xong ông Công ông Táo là đến giao thừa, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị. Nào là gà cánh tiên ngậm hoa hồng, nào là mâm ngũ quả đủ đầy... Các bà, các mẹ cứ ra ra vào vào, bận rộn hết việc này đến việc kia. Thi thoảng, mệt quá mà cáu lên một chút, nhưng rồi lại cười xòa - vì Tết mà! Rồi cứ thế, “mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”... Chớp mắt một cái, ba ngày Tết đã trôi qua, nhanh như chính thời gian đang lặng lẽ lấy đi tuổi xuân của ông bà, bố mẹ.

Sự mâu thuẫn trong quan điểm về Tết của các thế hệ đã từng là một chủ đề nóng. Vài năm trở lại đây, giới trẻ đã tiếp nhận nét văn hoá này theo cách khác, vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi.

Sự mâu thuẫn trong quan điểm về Tết của các thế hệ đã từng là một chủ đề nóng. Vài năm trở lại đây, giới trẻ đã tiếp nhận nét văn hoá này theo cách khác, vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi.

Càng lớn, tôi càng hiểu vì sao người lớn hay than thở: “Tết với nhất…”. Ngày trước, có lẽ vì cuộc sống còn khó khăn, các bà, các mẹ tất bật lo chuyện cơm nước, lễ lạt, nên Tết đôi khi chẳng còn là niềm vui trọn vẹn. Nhưng bây giờ, khi kinh tế đã đủ đầy hơn, Tết với họ lại mang một ý nghĩa khác, đó là đoàn tụ.

Nhớ hồi còn bé, mỗi dịp Tết đến, tôi cùng em trai lại được bố chở về quê ở chùa Hương trên chiếc Honda Cub. Hai anh em thay nhau nằm ngủ trên chiếc gối đặt ở gióng xe, mặc cho con đường phía trước cứ dài hun hút. Tôi vẫn nhớ như in con đường đê nhỏ xíu, xe cộ đông như mắc cửi, bố phải chở hai anh em lên hẳn mặt đê. Hồi ấy, sao mặt đê trông mà rộng thế, trải dài bên dưới là những đàn bò nhởn nha gặm nốt những mảng cỏ úa cuối mùa.

Năm nào cũng vậy, trên đường về, bố không quên tạt qua Bình Đà mua mấy cây pháo hoa, vài bánh pháo đùng, pháo tép… Về đến nhà, đã thấy ông bà nội tất bật chuẩn bị nào là đồ ăn, nào là hoa quả, bánh trái. Những ngày Tết ở quê luôn rộn ràng và đẹp đẽ trong ký ức tôi. Nhớ tiếng pháo hoa bố đốt vang trời ngoài sân, nhớ cả mùi pháo tép lũ trẻ con chúng tôi thi nhau đốt bên bờ ao. Đêm giao thừa, bố lại dắt tôi ra chùa làng. Khi ấy, tôi còn quá nhỏ để hiểu ý nghĩa của khoảnh khắc ấy, chỉ biết rằng Tết thật vui!

Nhìn lại những tranh luận xoay quanh Tết Nguyên đán trong vài năm qua, dần dần chúng ta cũng nhận ra một số điều. Thứ nhất, dù kinh tế ngày càng dư dả, nhiều gia đình vẫn lựa chọn đơn giản hóa cách đón Tết, bởi họ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, sự an toàn và chất lượng cuộc sống. Thứ hai, không ít người trẻ không hề quay lưng với truyền thống, mà ngược lại, họ đón nhận Tết theo một cách hiện đại hơn nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi và ý nghĩa thiêng liêng của ngày lễ này. Điều đó cho thấy, việc giáo dục văn hóa truyền thống từ gia đình, nhà trường, cùng với sự định hướng đúng đắn trên báo chí, mạng xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Đó cũng chính là sự vươn mình, chậm nhưng vững chắc, và theo tôi, kết quả mang lại còn vượt xa mong đợi.

Thời gian trôi đi, ngày Tết chắc chắn sẽ không còn nguyên vẹn như xưa. Ai dám chắc rằng mười hay hai mươi năm nữa, chúng ta vẫn đón Tết như năm 2025? Nhưng chừng nào vẫn còn người giữ, thì sẽ còn người theo. Đó không chỉ là hoài niệm, mà còn là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam - gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc suốt bốn ngàn năm lịch sử, để thế hệ mai sau tiếp nối và phát huy.

Phát hiện sinh vật lạ ở hang động Phong Nha -Kẻ Bàng

Phát hiện sinh vật lạ ở hang động Phong Nha -Kẻ Bàng

17/06/2024 09:28

Một nhóm thám hiểm hang động ở Quảng Bình vừa phát hiện loài sinh vật lạ trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ tại Hải Dương dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/6

Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ tại Hải Dương dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/6

11/06/2024 06:42

Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ năm 2024 tại Hải Dương dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 12/6. Đây là năm thứ 3 liên tiếp huyện Tứ Kỳ tổ chức lễ hội này nhằm duy trì, bảo tồn và quảng bá nông nghiệp sạch tại địa phương này.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm “Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm “Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc”

06/06/2024 15:19

Kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2024), ngày 5/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Văn hóa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Việt Nam - Khát vọng vươn xa”.

Hà Nội: Kéo dài thời gian hoạt động phố đi bộ quận Hoàn Kiếm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội: Kéo dài thời gian hoạt động phố đi bộ quận Hoàn Kiếm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

24/04/2024 14:13

Theo thông tin từ UBND quận Hoàn Kiếm, thời gian hoạt động trong các tuyến phố đi bộ trên địa bàn quận sẽ được kéo dài trong dịp nghỉ lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Tử vi ngày 18/4/2024: Tuổi Mão tính toán nhanh nhẹn, tuổi Hợi xác định mục tiêu

Tử vi ngày 18/4/2024: Tuổi Mão tính toán nhanh nhẹn, tuổi Hợi xác định mục tiêu

18/04/2024 06:04

Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 18/4/2024 hôm nay, tuổi Mão có nhiều sáng kiến mới, tính toán nhanh nhẹn, nhiều ý tưởng sáng tạo hữu dụng cho tương lai. Bản mệnh có sự chuẩn bị về những phương hướng mới, tập trung xây dựng kế hoạch làm ăn để phù hợp với hoàn cảnh mới, tình thế mới.

Nỗi buồn sách điện tử

Nỗi buồn sách điện tử

18/03/2024 16:27

Sau khoảng 10 năm hình thành, thị trường sách điện tử (ebook) tại Việt Nam không những không thể phát triển mà còn có dấu hiệu giảm sút vì nhiều lý do.

Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây

Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây

06/03/2024 14:23

Tối 9/3, hàng trăm máy bay không người lái (drone) sẽ trình diễn các biểu tượng hoa, hương sắc Tây Hồ.

Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ

Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ

06/03/2024 06:30

Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 6/3/2024 hôm nay, tuổi Tỵ có cơ hội gặp được quý nhân. Đối phương có thể giới thiệu cho bản mệnh những cơ hội quý giá hoặc vạch ra phương hướng để giải quyết khó khăn. Hãy khiêm tốn học hỏi điều hay từ người đó.

Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh

Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh

04/03/2024 16:25

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 lễ hội. Đến nay đã có trên 400 lễ hội được diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.

Xem thêm