Cơ chế giới hạn giá là gì?
Cơ chế giới hạn giá của châu Âu sẽ được kích hoạt nếu thỏa mãn 2 điều kiện: Giá khí đốt hợp đồng hàng tháng vượt quá 180 euro/MWh trong 3 ngày liên tiếp, và nếu giá cao hơn 35 euro so với giá tham chiếu của khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển bằng đường hàng hải. Như vậy, cơ chế sẽ chỉ có hiệu lực nếu giá khí tự nhiên tại châu Âu tăng quá cao so với giá LNG.
Sau khi được kích hoạt, cơ chế sẽ duy trì hoạt động trong 20 ngày.
Cơ chế hạn chế sẽ tự động bị hủy bỏ nếu giá giảm xuống dưới mức 180 euro trong 3 ngày liên tiếp, hoặc nếu EU công bố tình trạng khẩn cấp về nguồn cung.
Liệu cơ chế có thật sự làm giảm hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng và doanh nghiệp? Ông Simone Tagliapietra - thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Bruegel, cho biết: “Chúng tôi không đưa được kết luận cuối cùng về tác động của cơ chế này, vì nó phụ thuộc vào 2 điều kiện ràng buộc và hạn mức giá rất cao (180 euro/MWh). Điều này hiếm khi xảy ra”.
Mặt khác, bà Katja Yafimava – Thành viên cấp cao của Chương trình Nghiên cứu về Năng lượng và Khí đốt của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết, những điều kiện trên có thể sẽ được thỏa mãn nếu châu Âu vấp phải những yếu tố sau: Nguồn cung khí đốt toàn cầu bị thắt chặt vì nhu cầu từ Trung Quốc tăng lên, châu Âu phát sinh vấn đề về nguồn cung, thời tiết trở lạnh, nhu cầu không suy giảm.
Nhưng cũng theo bà, trong mọi trường hợp, “cơ chế áp trần giá khí đốt này được thiết kế với mục đích ngăn chặn sự biến động cực đoan, chứ không phải để giúp giảm giá thành năng lượng”. Nói cách khác, cơ chế được tạo thành để ngăn cản khả năng giá khí đốt lại chạm đỉnh bất thường như trong giai đoạn năm 2022.
Ông Thierry Bros - chuyên gia dầu khí tại Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford cũng xác nhận: “Cơ chế sẽ không tạo được tác động lên hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng, và rất ít tác động đối với ngành công nghiệp. Giá bán buôn không nhất thiết phải có mối liên hệ trực tiếp đến hóa đơn điện hoặc khí đốt hàng tháng của mọi người (…) Từ 18 tháng qua, chính phủ các nước đã can thiệp và chi 700 tỷ euro để hạn chế giá thành và giảm thiểu thiệt hại lên người tiêu dùng”.
Do đó, một biện pháp chỉ xoay quanh giá bán buôn sẽ chỉ có tác động lên một số ít khách hàng mua khí đốt trực tiếp từ thị trường bán buôn.
Mùa đông tới sẽ ra sao?
Ông Simone Tagliapietra dự đoán: “Rủi ro lớn nhất từ cơ chế này là khi nó ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn cung và quá trình lấp đầy kho trữ khí đốt trong năm 2023”.
Vị chuyên gia cũng cho biết, hình thức giao dịch OTC nhằm né tránh cơ chế chính là một rủi ro khác, vì OTC khiến các sàn giao dịch trở nên “kém minh bạch” hơn, đe dọa đến sự ổn định tài chính.
Ông Thierry Bros cũng tỏ ra bi quan: “Cơ chế sẽ gây ra hậu quả tiêu cực vì thông thường, chúng ta đảm bảo nguồn cung nhờ trả giá cao. Nhưng nếu giá thấp, chúng ta không còn gì để đảm bảo nữa”.
Theo ông, vấn đề trước hết là tạo tiền lệ can thiệp vào thị trường. Ông nói: “Trong tương lai, phía nhà sản suất năng lượng sẽ lo ngại nguy cơ chịu can thiệp từ giới chính trị vào bất cứ lúc nào”.
Na Uy - một nhà cung cấp khí đốt lớn cho EU, cũng đã bày tỏ nỗi lo ngại đó. Về việc này, ông Simone Tagliapietra khuyến nghị: “Đàm phán hòa hảo với họ sẽ giúp EU thu về kết quả tốt hơn nhiều so với việc áp đặt mức trần”.
Đâu là giải pháp tốt để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng?
Ông Thierry Bros thì tin rằng: “EU nên tạo dựng mối tương quan giữa giá khí đốt và điện. Đó là cách để thúc đẩy quá trình khử carbon và hạ giá điện”.
Còn ông Simone Tagliapietra thì cho rằng: “Cuộc khủng hoảng này sẽ chỉ được giải quyết nếu chúng ta tối đa hóa nguồn cung thay thế cho khí đốt của Nga, bao gồm cả năng lượng tái tạo. Chúng ta cũng phải giảm