Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, bà tuyên bố: “Chúng tôi đặt mục tiêu đưa ra gói trừng phạt thứ 10. Ngày nay, Nga đang phải trả giá đắt, vì những biện pháp trừng phạt của chúng tôi đang làm xói mòn nền kinh tế của quốc gia này, khiến kinh tế đất nước này lùi lại một thế hệ.” Tong năm 2022, EC đã áp dụng hàng loạt biện pháp để trực tiếp hạn chế nguồn thu nhập của Nga và gián tiếp hạn chế năng lực đầu tư vào chiến tranh của Moscow.
Một trong những biện pháp nổi bật nhất trong số đó, chính là cơ chế áp trần giá dầu thô hàng hải của Nga ở mức 60 USD/thùng.
Theo bà von der Leyen, chính sách áp trần do Liên minh châu Âu, G7 và EU đưa ra vào đầu tháng 12/2022 “đã khiến Nga mất đi khoảng 160 triệu euro/ngày”.
Trong giai đoạn đó, EU cũng thực hiện lệnh cấm vận dầu thô của Nga nếu chúng được vận chuyển bằng đường biển. Vào hôm 5/1, EU cũng sẽ cấm vận việc mua những sản phẩm dầu mỏ tinh chế từ Nga. Các nước G7 cũng sẽ áp trần giá của dòng sản phẩm này.
Mặt khác, khi chia sẻ về những nỗ lực chống tham nhũng gần đây của Ukraine - một vấn đề quan trọng đối với đất nước đang có chiến tranh và đối với tư cách thành viên EU trong tương lai, bà Ursula von der Leyen và ông Volodymyr Zelensky đều hoan nghênh Ukraine có phản ứng “nhanh chóng ở cấp độ chính trị” để cuộc chiến này có "kết quả hữu hình".
“Tôi thấy yên tâm khi chứng kiến các tổ chức chống tham nhũng có biểu hiện nâng cảnh giác và nhanh chóng phát hiện các trường hợp tham nhũng” – Theo Chủ tịch EC.
Vào hôm 1/2, các nhà chức trách Ukraine đã tiến hành khám xét nhà của nhiều nhân vật, bao gồm cả một nhà tài phiệt nổi tiếng, và nhiều cơ quan hành chính có biểu hiện tham nhũng. Tại Ukraine, tham nhũng là một tệ nạn đang ăn mòn đất nước.
Một tuần sau khi hàng loạt quan chức cấp cao của Ukraine từ chức vì bê bối việc thu mua lương thực quân đội với giá cao bất thường, Chính phủ Ukraine đã thực hiện nhiều cuộc tra soát chống tham nhũng toàn diện. Đối với Ukraine, đây là vụ bê bối đầu tiên xảy ra trong thời chiến tranh chống lại Nga.
Brussels – nguồn viện trợ tài chính lớn cho Kiev trong gần một năm qua, xem cuộc chiến chống tham nhũng như một tiêu chí quan trọng, nếu Ukraine muốn giữ hy vọng được gia nhập khối châu Âu.
Hơn nữa, hình ảnh Ukraine sẽ trở nên xấu đi trong mắt của Mỹ và châu Âu, nếu Ukraine xảy ra bê bối về nguồn viện trợ quân sự hoặc tài chính mà họ nhận được từ hai quốc gia trên.