EU lên kế hoạch mới để trừng phạt Nga
Vào hôm 2/2, tại thủ đô Kiev của Ukraine, bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố ý định của EU về việc áp đặt gói trừng phạt mới vào Nga, “nhân dịp kỷ niệm 1 năm từ khí Nga mở cuộc xâm lược vào Ukraine ngày 24 tháng 2 năm 2022”.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, bà tuyên bố: “Chúng tôi đặt mục tiêu đưa ra gói trừng phạt thứ 10. Ngày nay, Nga đang phải trả giá đắt, vì những biện pháp trừng phạt của chúng tôi đang làm xói mòn nền kinh tế của quốc gia này, khiến kinh tế đất nước này lùi lại một thế hệ.” Tong năm 2022, EC đã áp dụng hàng loạt biện pháp để trực tiếp hạn chế nguồn thu nhập của Nga và gián tiếp hạn chế năng lực đầu tư vào chiến tranh của Moscow.
Một trong những biện pháp nổi bật nhất trong số đó, chính là cơ chế áp trần giá dầu thô hàng hải của Nga ở mức 60 USD/thùng.
Theo bà von der Leyen, chính sách áp trần do Liên minh châu Âu, G7 và EU đưa ra vào đầu tháng 12/2022 “đã khiến Nga mất đi khoảng 160 triệu euro/ngày”.
Trong giai đoạn đó, EU cũng thực hiện lệnh cấm vận dầu thô của Nga nếu chúng được vận chuyển bằng đường biển. Vào hôm 5/1, EU cũng sẽ cấm vận việc mua những sản phẩm dầu mỏ tinh chế từ Nga. Các nước G7 cũng sẽ áp trần giá của dòng sản phẩm này.
Mặt khác, khi chia sẻ về những nỗ lực chống tham nhũng gần đây của Ukraine - một vấn đề quan trọng đối với đất nước đang có chiến tranh và đối với tư cách thành viên EU trong tương lai, bà Ursula von der Leyen và ông Volodymyr Zelensky đều hoan nghênh Ukraine có phản ứng “nhanh chóng ở cấp độ chính trị” để cuộc chiến này có "kết quả hữu hình".
“Tôi thấy yên tâm khi chứng kiến các tổ chức chống tham nhũng có biểu hiện nâng cảnh giác và nhanh chóng phát hiện các trường hợp tham nhũng” – Theo Chủ tịch EC.
Vào hôm 1/2, các nhà chức trách Ukraine đã tiến hành khám xét nhà của nhiều nhân vật, bao gồm cả một nhà tài phiệt nổi tiếng, và nhiều cơ quan hành chính có biểu hiện tham nhũng. Tại Ukraine, tham nhũng là một tệ nạn đang ăn mòn đất nước.
Một tuần sau khi hàng loạt quan chức cấp cao của Ukraine từ chức vì bê bối việc thu mua lương thực quân đội với giá cao bất thường, Chính phủ Ukraine đã thực hiện nhiều cuộc tra soát chống tham nhũng toàn diện. Đối với Ukraine, đây là vụ bê bối đầu tiên xảy ra trong thời chiến tranh chống lại Nga.
Brussels – nguồn viện trợ tài chính lớn cho Kiev trong gần một năm qua, xem cuộc chiến chống tham nhũng như một tiêu chí quan trọng, nếu Ukraine muốn giữ hy vọng được gia nhập khối châu Âu.
Hơn nữa, hình ảnh Ukraine sẽ trở nên xấu đi trong mắt của Mỹ và châu Âu, nếu Ukraine xảy ra bê bối về nguồn viện trợ quân sự hoặc tài chính mà họ nhận được từ hai quốc gia trên.
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng
14/01/2025, 15:37Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'
03/01/2025, 11:32Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore
27/12/2024, 11:38CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
18/12/2024, 11:43Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
09/12/2024, 07:00Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
04/12/2024, 06:15Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
22/11/2024, 06:15Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
20/11/2024, 06:27CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
Giá dầu toàn cầu dự kiến duy trì trong khoảng 70 đến 80 USD/thùng vào năm 2025, tương tự như năm 2024, trong khi rủi ro địa chính trị tạo ra sự không chắc chắn xung quanh nguồn cung, Russell Hardy, Tổng giám đốc điều hành của Vitol cho hay.
Sự trái ngược về quan điểm môi trường và biến đổi khí hậu giữa ông Trump và bà Harris
Với đường lối đối ngược, hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ - bà Kamala Harris và Đảng Cộng hòa - ông Donald Trump đã có những quan điểm, lập trường khác nhau về chính sách biến đổi khí hậu nếu đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ mới.
Có nguy cơ thành 'bãi thải' cho xe điện Trung Quốc, Úc kêu gọi hành động khẩn cấp
Không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Úc, các xe điện Trung Quốc còn lo ngại gây ra các vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin.
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất một nền tảng đầu tư BRICS để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên và sự phát triển của Nam và Đông Bán cầu.
Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Đông Nam Á cần tăng đầu tư vào năng lượng sạch gấp 5 lần hiện tại, để đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu vào thứ Ba (15/10) để thay đổi các quy định cho vay nhằm “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, Chủ tịch WB Ajay Banga nói với Reuters NEXT.
Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
Ngày 14/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết công suất xuất khẩu LNG ở Bắc Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới lên 24,4 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) so với mức của năm 2023.