Nguồn cung căn hộ chung cư tại Hà Nội vì sao "tắc"?

Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, đến năm 2022, trên địa bàn thành phố hầu như không có dự án nhà ở nào được phê duyệt.

Thiếu căn hộ giá rẻ

Thông tin cho biết, tại các dự án chung cư trên địa bàn TP.Hà Nội, chỉ trong vài tháng giá chung cư Hà Nội đang leo thang ở mức kỷ lục, có dự án tăng 10-15% so với cùng kỳ. Khu vực nội thành gần như không còn dự án dưới 35 triệu đồng/m2, các quận ngoài khu vực trung tâm như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai… giá căn hộ cũng đã vượt mức 30 triệu đồng/m2.

Theo Công bố Tiêu điểm thị trường bất động sản Hà Nội quý II/2022 của CBRE, trong những tháng đầu năm, căn hộ chung cư tại Hà Nội ở các phân khúc và vị trí đều thiết lập mặt bằng giá mới. Cụ thể, giá bán căn hộ sơ cấp trung bình là 1.872 USD/m2, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội dự kiến sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép trung bình hàng năm từ 8-10% tới năm 2024.

 Trong năm 2022, gần như không có dự án nhà ở nào được phê duyệt trên địa bàn thành phố. (Ảnh minh họa)

Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Hoài Đức ông Phùng Bá Nhân cho biết, năm 2022 trên địa bàn không có dự án bất động sản nào được phê duyệt hay triển khai. Một số dự án được phê duyệt từ thời điểm Hà Tây cũ thì có dự án đã hoàn thành nhưng cũng có dự án chưa hoàn thành.

Thời điểm này, hầu như không có dự án chung cư mới được cấp phép, nguồn cung cho thị trường vẫn chủ yếu đến từ các dự án đang được triển khai và đang có xu hướng giảm. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà chung cư liên tục tăng vừa qua. Việc thị trường "vắng bóng" những căn hộ giá rẻ từ 20-25 triệu đồng/m2 khiến người lao động thu nhập trung bình gần như không thể mua căn hộ chung cư.

Sự khan hiếm, khiến giá cả thị trường tăng

Một đại diện tập đoàn chuyên đầu tư dự án trên địa bàn Hà Nội cho biết, dù có nhiều cố gắng phát triển mảng chung cư nhưng 2 năm nay doanh nghiệp phải "nằm im". "Vấn đề khó nhất là thủ tục, 2 năm vừa qua lãnh đạo thành phố liên tục thay đổi, rất khó để triển khai dự án mạch lạc từ đầu đến cuối. Do nhiều rủi ro nên doanh nghiệp buộc phải tạm dừng để nghe ngóng", đại diện tập đoàn cho hay.

Cũng tương tự, một đại diện doanh nghiệp khác chia sẻ, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp khi triển khai dự án nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội là nguồn vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP hỗ trợ lãi suất 2% giai đoạn 2022-2023 với tổng số tiền lãi suất hỗ trợ là 40.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Tuy là tín hiệu tốt nhưng Nghị định yêu cầu nhiều điều kiện mà các doanh nghiệp khó đáp ứng như: Không có nợ xấu, phải có doanh thu, có tài sản bảo đảm…

Ngoài ra, dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã được giao đất, cho thuê đất và đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đã được cấp phép xây dựng... Dự án phải thuộc danh mục do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố, thì chủ đầu tư mới được cho vay.

 TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính nhận định, quan hệ cung - cầu trên thị trường có sự "lệch pha" từ nhiều năm qua. Nhìn chung nguồn cung còn hạn chế và cần thời gian để tăng, trong khi nhu cầu dự báo đã và sẽ sớm tăng trở lại, nhất là phân khúc bất động sản nhà ở, khu công nghiệp. Vị chuyên gia này cho rằng, chính sự "lệch pha" này đã góp phần đẩy giá bất động sản lên cao thời gian qua và trong trung hạn, khiến người dân, người có nhu cầu thực khó mua được nhà ở với mức giá hợp lý.

Chuyên gia tài chính Dr. Kahn van Loc cho biết quan hệ cung cầu thị trường đã “lệch nhịp” trong nhiều năm. Nhìn chung, nguồn cung vẫn còn hạn chế và cần thời gian để tăng, trong khi nhu cầu dự kiến sẽ tăng và sẽ sớm tăng trở lại, đặc biệt là ở phân khúc bất động sản nhà ở và khu công nghiệp. Chính sự “ra đi” này đã góp phần khiến giá bất động sản trung và dài hạn tăng vọt, khiến người có nhu cầu thực khó mua được nhà vừa túi tiền, vị chuyên gia này nhận định.

 Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định: Tại Hà Nội hiện chỉ có vài dự án chung cư đang hoạt động, phần lớn đang nằm chờ. Việc này dẫn đến sự mất cân đối thị trường, không còn phong phú nguồn hàng. Chủ yếu dự án nằm ở nhóm đắt tiền, không có nhà ở bình dân, nhà ở xã hội thiếu hụt nghiêm trọng.

Hệ lụy của việc lệch lạc, méo mó thị trường này là tạo nên sự khan hiếm, khiến giá cả thị trường tăng, đôi khi là tăng "ảo". Thị trường "méo mó" không đúng bản chất của thị trường thông thường, sản xuất ra phải phù hợp với đại bộ phận dân chúng. Nếu thị trường như hiện nay thì đại bộ phận người lao động, công chức, viên chức khó có thể tiếp cận, ông Đính cho hay.

Đồng thời, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam chia sẻ thêm, nguyên nhân của việc này là do các chủ đầu tư gặp vướng khi xin dự án, phê duyệt dự án. Chủ đầu tư xin dự án, thực hiện các thủ tục mất 5-10 năm mới xong ra hàng. Thời gian này họ đối mặt với nhiều rủi ro như tín dụng ngân hàng, thay đổi chính sách, biến động giá cả nên đa số nhà đầu tư không chấp nhận mạo hiểm.

Song song với đó, việc cho vay mua nhà đang bị các ngân hàng đưa vào diện hạn chế để siết lại. Theo thống kê, trong quý III/2022, thị trường bất động sản đang chững lại, giao dịch rất ảm đạm.

 Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC).

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch VACC nhấn mạnh: “Nếu bây giờ làm nhà giá rẻ, phù hợp với túi tiền của đại bộ phận người dân (dưới 25 triệu đồng/m2 như hiện tại hoặc dưới 20 triệu đồng/m2 như trước đây) thì các chủ đầu tư sẽ chắc chắn lỗ”.

Chưa kể, theo chia sẻ của một số chủ đầu tư, giá thành của một dự án còn bao gồm những chi phí “không tên” và thường được các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại tính vào khoản chi phí dự phòng. Đã có nhiều kỳ vọng về việc sớm sửa đổi Luật Đất đai cùng một loạt văn bản pháp lý về bất động sản khác nhằm gỡ bỏ “rừng” thủ tục cho việc triển khai các dự án mới, nhưng tới nay sắc luật quan trọng này tiếp tục bị lùi thời hạn xem xét khiến các nhà phát triển dự án không thể không tính cách khác.

Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, hiện thành phố đang rà soát việc lập, trình phê duyệt quy hoạch chi tiết và triển khai đầu tư xây dựng 5 khu nhà ở xã hội tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về nguyên tắc, trên cơ sở đó lựa chọn chủ đầu tư. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng đang khẩn trương rà soát 68 ô đất thuộc quỹ đất 20%, 25% tại dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đề xuất phương án xây nhà ở xã hội.

Bạn đang xem bài viết Nguồn cung căn hộ chung cư tại Hà Nội vì sao "tắc"? tại mục Kinh tế do Tin tức Việt Nam biên tập và tổng hợp mỗi ngày.

TIN LIÊN QUAN