Tại Trung Đông, khu vực nắm giữ phần lớn tài nguyên năng lượng của thế giới, xung đột thường có tác động đáng kể đến thị trường. Ví dụ, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên xảy ra từ Chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Đáp lại sự hỗ trợ của phương Tây cho Israel, các quốc gia của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu. Kết quả là giá dầu tăng gấp bốn lần.
Lịch sử gần đây ở Trung Đông có nhiều những ví dụ như vậy. Cách mạng Iran, chiến tranh Iran-Iraq, cuộc giao tranh Kuwait... Trong những xung đột này, giá dầu tăng đáng kể. Nhưng lần này ngược lại: giá dầu đang tương đối ổn định. Vậy tại sao điều này xảy ra? Đây là câu hỏi WB đặt ra trong báo cáo của mình.
Ba lí do chính cho sự ổn định này:
Thứ nhất, giảm sự phụ thuộc vào dầu. Mặc dù nhu cầu về dầu mỏ không bao giờ mạnh thế nhưng các nền kinh tế phương Tây đang ngày càng ít phụ thuộc vào nó. Thứ hai, đa dạng nguồn cung. Trung Đông không còn là khu vực sản xuất dầu duy nhất, bởi sự cạnh tranh từ Bắc Mỹ và Na Uy. Thứ ba, việc tạo ra các kho dự trữ dầu chiến lược cho phép các chính phủ trấn an thị trường. Ngay cả trong trường hợp gián đoạn, họ vẫn có thể đảm bảo nguồn cung liên tục.
Mặc dù thị trường có vẻ ổn định, WB vẫn lo ngại về một "tác động lớn" có thể xảy ra với nguyên liệu thô từ xung đột Trung Đông.
Trong kịch bản xấu nhất là xung đột lan rộng khắp khu vực, dầu mỏ sẽ đạt đến mức cao kỷ lục, vượt 147 USD/thùng. Ngoài xung đột ở Trung Đông, cuộc giao tranh ở Ukraine cũng ảnh hưởng đáng kể đến thị trường hàng hóa. Kết quả là Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo: "Nếu xung đột leo thang, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với cú sốc năng lượng kép lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ".