Australia dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Ukraine
Ngày 5/7, Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Australia, Don Farrell thông báo sẽ dỡ bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Ukraine trong vòng 12 tháng kể từ ngày 10/7.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese cam kết sẽ tăng viện trợ quân sự thêm cho Ukraine. (Ảnh: Getty Images)
Theo Chính phủ Australia, quyết định bãi bỏ thuế quan được đưa ra nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế Ukraine đang bị tàn phá bởi cuộc xung đột.
Theo Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Australia, biện pháp này sẽ giảm mức thuế nhập khẩu cho Ukraine từ 5% xuống 0% trong vòng 12 tháng đối với các mặt hàng được sản xuất tại Ukraine. Tuy nhiên, mức thuế quan hiện hành đối với hàng hóa tiêu thụ đặc biệt, như xăng dầu, đồ uống có cồn và các sản phẩm thuốc lá sẽ tiếp tục có hiệu lực
Thông báo được đưa ra sau chuyến công du chính thức của Thủ tướng Australia Anthony Albanese đến thăm một số thành phố của Ukraine hôm 3/7. Trong chuyến thăm này, ông Albanese đã cam kết sẽ tăng viện trợ quân sự thêm 99,5 triệu AUD cho Ukraine. Số tiền này không nằm trong gói viện trợ tài chính trị giá 285 triệu AUD mà nước này đã công bố trước đó.
Ông Don Farrell trong một thông cáo báo chí cho biết, động thái này tương tự các biện pháp đã được Liên minh châu Âu (EU) và Anh áp dụng, nhằm giúp Ukraine phục hồi kinh tế, đồng thời tăng cường các mối quan hệ đầu tư và thương mại song phương giữa Australia – Ukraine.
Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Australia khẳng định, sự phục hồi và tái thiết của Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp mà Australia và các đồng minh đang thực hiện nhằm hỗ trợ nền kinh tế cũng như tăng cường thương mại. Ông Farrell cho biết, năm 2021, tổng giá trị hàng xuất khẩu của Ukraine sang Australia đạt gần 122 triệu USD.
Trước đó, tháng 4 vừa qua, Chính phủ Anh tuyên bố sẽ dỡ bỏ thuế đang áp với mọi hàng hóa nhập khẩu từ Ukraine theo thỏa thuận thương mại tự do hiện hành, nhằm trợ giúp nền kinh tế đang bị chiến tranh tàn phá.
Theo đó, London sẽ giảm thuế xuất nhập khẩu cho Ukraine xuống 0% cũng như dỡ bỏ mọi hạn ngạch, tiếp sau đề nghị trực tiếp từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Chính phủ Anh cho biết, động thái sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp từ Ukraine đang tham gia xuất khẩu các mặt hàng then chốt như lúa mạch, mật ong, cà chua đóng hộp và thịt gia cầm.
Theo giới chức Anh, mức thuế trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu từ Ukraine vào nước này hiện vào khoảng 22%.
TIN LIÊN QUAN

Châu Âu trả giá cao hơn để mua sản phẩm dầu mỏ của Nga từ nước thứ ba
07/12/2023, 12:15
Nga sắp trở thành một trong những nước sản xuất LNG lớn nhất thế giới
05/12/2023, 08:50
OPEC+ hoãn họp: Dấu hiệu tan vỡ của liên minh dầu mỏ lớn nhất thế giới?
27/11/2023, 05:42
Eni đầu tư 10 tỷ USD vào mỏ Baleine ngoài khơi Bờ Biển Ngà
25/11/2023, 09:04
Nga dự định sẽ hướng dòng dầu khí của mình đến đâu ngoài phương Tây?
24/11/2023, 09:05
Thương mại Nga - Trung tiếp tục bùng nổ
23/11/2023, 10:05
Châu Á đang tái định hình thị trường LNG toàn cầu như thế nào?
22/11/2023, 09:07
Báo cáo tổng quát về ngành dầu khí thế giới
18/11/2023, 06:33IEA: Xung đột ở Trung Đông không ảnh hưởng tới dòng chảy dầu khí toàn cầu
Theo báo cáo tháng 11, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vẫn chưa nhận thấy tác động của cuộc xung đột ở Trung Đông đối với dòng chảy dầu trên thị trường toàn cầu.
EU sẽ thắt chặt lệnh trừng phạt lên dầu của Nga trong tuần này
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell hứa hẹn rằng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ mới đối với Nga sẽ được thông qua trong tuần này, theo Upstream Online.
Dừng trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine: Vấn đề nan giải của EU
Pavol Kubik, người phát ngôn của Eustream, nhà điều hành hệ thống vận chuyển khí đốt của Slovakia, nói với các phóng viên rằng nên duy trì việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine đến Liên minh châu Âu sau năm 2024, vì điều này đáp ứng lợi ích kinh tế của các quốc gia trong cộng đồng.
Mỹ cân nhắc các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn đối với xuất khẩu dầu khí của Iran
Khi thị trường dầu mỏ vật lộn với những tác động hiện tại và tiềm tàng của cuộc chiến ở Dải Gaza, một mối lo ngại đáng kể mới đã xuất hiện.
Phía sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung Á
Tháng 9/2023, bên lề Kỳ họp lần thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại thành phố New York (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì Hội nghị thượng đỉnh nhóm 5 nước Trung Á (bao gồm: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, gọi tắt là Nhóm C5+1). Các chuyên gia cho rằng, việc Mỹ tăng cường quan hệ với các nước Trung Á phải chăng là nhằm cạnh tranh trực diện với Trung Quốc và Nga hay muốn gửi một tín hiệu nhất định đến Trung Quốc và Nga khi khu vực này được ví là “khoảng sân ảnh hưởng” của 2 nước.
Giới doanh nghiệp lọc dầu Mỹ gặp khó
Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã tăng sản lượng dầu diesel, dầu sưởi và nhiên liệu máy bay cho mùa đông, nhưng đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do tỷ suất lợi nhuận xăng đã giảm hơn 80% kể từ cuối mùa hè.
OPEC+ không phản ứng trước lời kêu gọi cấm vận dầu mỏ Israel
Nhóm OPEC+ không có kế hoạch thực hiện bất kỳ hành động ngay lập tức nào sau khi Iran kêu gọi các nước Hồi giáo áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel vì cuộc chiến với Hamas ở Gaza.
Nga, Venezuela bắt tay cùng tăng sản lượng dầu mỏ
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết sau cuộc họp lần thứ 17 của Uỷ ban liên chính phủ của hai nước rằng Nga và Venezuela đã vạch ra những kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ nhằm tăng sản lượng, Interfax đưa tin.
Ấn Độ “nhờ” Ả Rập Xê-út phát triển nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược
Theo một tài liệu mà Reuters có được, Ấn Độ muốn mời gã khổng lồ năng lượng Saudi Aramco của nhà nước Ả Rập Xê-út tham gia vào chương trình phát triển nguồn Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của New Delhi, với khả năng tích trữ đến 6,5 triệu tấn dầu thô. Thật vậy, quốc gia Nam Á này đang tìm cách tăng cường quan hệ với nhà cung cấp dầu chính của họ.