Cần phải thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) trong 1 kỳ họp
Bộ Công Thương vừa công bố thông tin trả lời về một số vấn đề nóng trong Luật Điện lực (sửa đổi) như Quy hoạch, dự án điện, giá điện, cơ chế đặc thù phát triển điện lực miền núi, hải đảo...
Bộ Công Thương cho rằng Luật Điện lực hiện hành đã lỗi thời không thể đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn, truyền tải điện cho phát triển kinh tế cũng như phục vụ đời sống nhân dân. Chính vì “thời gian không cho phép”, cần phải “rất nhanh” sửa đổi Luật làm bệ đỡ cho ngành điện lực phát triển trong kỷ nguyên năng lượng sạch.
Luật Điện lực được ban hành từ năm 2004, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2012, năm 2018, năm 2022 và năm 2023. Mặc dù được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và đã giải quyết một số vướng mắc khó khăn của thực tiễn trong các thời kỳ, tuy nhiên do chưa được sửa đổi, bổ sung toàn diện, thực tiễn cho thấy nhiều quy định của Luật Điện lực hiện hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không theo kịp được các vấn đề mới, quan trọng phát sinh trong thực tiễn. Cụ thể: Về chủ trương, chính sách của Đảng, thời gian qua, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn liên quan đến lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng.
Còn về quy định pháp luật của Nhà nước, Quốc hội đã ban hành hoặc sửa đổi nhiều Luật mới liên quan đến lĩnh vực điện lực; Nghị quyết số 937 ngày 13/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được ban hành, trong đó chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong lĩnh vực điện lực, bao gồm cả các nội dung về thể chế và đề nghị nhiều biện pháp, cơ chế tổng thể để giải quyết những bất cập, vướng mắc nêu trên.
Hiện nay, tình hình, hoạt động điện lực trong nước cần phải có những điều chỉnh phù hợp, linh hoạt, đột phá, trước tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số; xu thế về chuyển dịch năng lượng trên thế giới cũng như những cam kết quốc tế về giảm phát thải cacbon. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với việc đảm bảo an ninh năng lượng, cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Vì những căn cứ nêu trên, việc sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá, quyết liệt trong điều hành; đồng thời, khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành và những tồn tại, hạn chế như thiếu quy định rõ ràng, cụ thể để đầu tư các dự án điện khẩn cấp; thiếu quy định đầy đủ về cơ chế thúc đẩy đầu tư, xây dựng, khai thác các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khuyến khích chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các nguồn nhiên liệu phát thải thấp trong sản xuất điện;
Chưa có quy định về cơ chế đặc thù để phát triển điện gió ngoài khơi phù hợp với điều kiện của Việt Nam từng thời kỳ để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài; chưa có chính sách đối với điện mặt trời mái nhà, điện gió quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, trụ sở cơ quan nhà nước, công trình công cộng bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện hệ thống điện từng thời kỳ...; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới trong nước, quốc tế và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng nhu cầu về điện phục vụ phát triển KT-XH và đời sống dân sinh.
Vào chiều ngày 26/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Điện lực (Sửa đổi). Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu với nhiều chỉ đạo, định hướng hết sức quan trọng. Tổng Bí thư nhấn mạnh, để giải quyết “tất cả những vấn đề, những bất cập về an ninh năng lượng thì Luật Điện lực (sửa đổi) phải định hướng, phải cụ thể hóa những chủ trương của Đảng, phải đưa pháp lý làm sao để đảm bảo được yêu cầu đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng, nhu cầu điện của quốc gia phát triển, điều tiết, quy hoạch điện, phải đảm bảo được nguồn điện sạch… Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể công bố với thế giới năm nay sản lượng điện bao nhiêu, từ nguồn nào… “Người ta nhìn thấy ngay, thấy minh bạch, người ta thấy thì các nhà đầu tư yên tâm vào. Đấy là cái cấp bách của Luật Điện lực (sửa đổi) phải đảm bảo được các yêu cầu như thế”.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Định hướng thế này rồi chờ đến mấy năm nữa khảo sát, giải phóng mặt bằng, đi tìm công nghệ, đi tìm vốn nữa, trong khi 2045 đến nơi rồi, không chờ đợi được. Thời gian không cho phép, chúng ta phải làm những việc đó, đòi hỏi phải rất nhanh, rất đồng bộ trong những khâu này”.
Đồng chí Tổng Bí thư cũng cho rằng: “Nếu chờ đợi để hoàn chỉnh được hết, học tập hết kinh nghiệm nước ngoài thì rất khó. Chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện hoàn chỉnh nhưng với tầm nhìn để đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu như trên”.
Có thể thấy rằng, yêu cầu cấp thiết cần sớm hoàn thiện và ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) để triển khai trong thực tiễn, đảm bao an ninh năng lượng trong giai đoạn sắp tới.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm
14/11/2024, 16:52Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
13/11/2024, 16:08Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung
13/11/2024, 16:07Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn
13/11/2024, 16:06Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc
12/11/2024, 20:36Hợp tác đưa nông sản vươn xa
12/11/2024, 20:36Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh
12/11/2024, 20:36Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã
12/11/2024, 20:35Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp
12/11/2024, 20:35HTX tiêu biểu trên cao nguyên Mộc Châu
Đổi mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, HTX Nông nghiệp Quyết Thanh đang là đơn vị tiêu biểu trong trồng cây ăn quả và chế biến nâng cao giá trị nông sản, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm OCOP trên vùng đất cao nguyên.
Xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
Huyện Sốp Cộp đang phát huy lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững.
Tiếp sức cho hợp tác xã phát triển
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) triển khai Dự án “Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững” tại tỉnh Sơn La, tạo cơ hội phát triển cho các HTX, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), huyện Thuận Châu đã có nhiều sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới khẳng định được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh và vươn xa tới các thị trường.
BRG Golf Hanoi Festival 2024 khép lại thành công khi mang tới trải nghiệm đáng nhớ cho gôn thủ
Sau hai ngày tranh tài, sự kiện thường niên BRG Golf Hanoi Festival 2024 đã khép lại vào tối ngày 10/11 tại sân gôn Legend Hill Country Club, giải đấu để lại nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu đậm trong lòng hơn 140 gôn thủ trong nước và quốc tế
Ưu đãi hấp dẫn, ngại gì không bay Business và SkyBoss cùng Vietjet!
Vietjet dành tặng hành khách cơ hội vàng tận hưởng trải nghiệm bay thư thái, đẳng cấp khi mua vé Business và Sky Boss với ưu đãi hấp dẫn giảm 20% giá vé (*).
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh.
Nước ta đứng thứ 22 về xuất khẩu gạo sang Anh
Mặc dù nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng xuất khẩu gạo Việt sang Anh vẫn ở mức khiêm tốn với thị phần chỉ 0,2%.
Nhiều dự án không thể triển khai do “tắc” tính tiền sử dụng đất
Bất cập trong cách tính tiền sử dụng đất làm hàng loạt các dự án bất động sản chậm trễ triển khai, khiến nhiều doanh nghiệp phát triển dự án lâm vào cảnh “làm cũng chết mà không làm cũng chết”.