Thứ tư, 22/11/2023, 09:07 AM
  • Click để copy

Châu Á đang tái định hình thị trường LNG toàn cầu như thế nào?

Đối mặt với những hạn chế không ngừng phát sinh tại Kênh đào Panama, các nhà nhập khẩu Hàn Quốc và Nhật Bản, những doanh nghiệp nhập khẩu LNG từ Mỹ, đang khám phá các tuyến đường thay thế, bao gồm cả tuyến đi qua Kênh đào Suez.

gnl-a-76mx5mr3ho6xw0kl3j2h941l1nl8ywdcfwo9m9igbo720231121234420

Ngành công nghiệp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức hậu cần chưa từng có. Các nhà nhập khẩu châu Á, đặc biệt là từ Hàn Quốc và Nhật Bản, đang phải đối mặt với những hạn chế phát sinh tại Kênh đào Panama. Do đó, họ đã chuyển sang sử dụng các tuyến đường thay thế nhằm bảo đảm nguồn cung LNG trong mùa đông. Tình trạng này cho thấy tính phức tạp và dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu.

Tàu chở LNG Hyundai Princepia, do Korea Gas Corp (Kogas) thuê, là một ví dụ nổi bật của xu hướng này. Con tàu chọn khởi hành từ cảng Sabine Pass ở Louisiana và sử dụng tuyến đường đi qua Kênh đào Suez, nhờ đó tránh được Kênh đào Panama đang tệ liệt. Trên thực tế, kênh đào Panama đã hạn chế lượng tàu thế hệ Neopanamax lưu thông qua kênh, gây ảnh hưởng đến nhiều loại tàu khác nhau, bao gồm cả những tàu vận tải LNG.

Tác động của điều kiện thời tiết đến nguồn cung LNG

Điều kiện thời tiết cũng đóng một vai trò trong tình hình phức tạp này. Dự báo từ Cục Khí tượng Hàn Quốc cho thấy, trong giai đoạn tháng 11/2023 - tháng 1/2024, Hàn Quốc có nhiệt độ trung bình cao hơn một chút so với bình thường. Tuy nhiên, họ vẫn còn dè chừng khả năng phải trải qua một đợt rét đậm như vào mùa đông năm trước, đẩy vọt mức tiêu thụ điện và nhu cầu LNG.

Trong khi đó, Nhật Bản, một nước nhập khẩu LNG lớn khác của Mỹ, cũng đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế. Những hạn chế ở Kênh đào Panama đang thúc đẩy các nhà nhập khẩu Nhật Bản cân nhắc các tuyến đường thay thế như Kênh đào Suez và Mũi Hảo Vọng, hay thậm chí là trao đổi từ tàu sang tàu. Những điều chỉnh chiến lược này là điều cần thiết nhằm bảo đảm tính liên tục của nguồn cung năng lượng trong bối cảnh vấp phải nhiều điểm hạn chế về hậu cần toàn cầu.

Những diễn biến này nêu bật một xu hướng rộng lớn hơn trong thương mại LNG toàn cầu: Khi các thị trường năng lượng toàn cầu dần liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, tính linh hoạt và khả năng thích ứng với thay đổi trở thành những kỹ năng quan trọng đối với các bên tham gia trong ngành. Các nhà nhập khẩu LNG châu Á dẫn đầu quá trình thích ứng này; khéo léo điều hướng hoạt động trong bối cảnh năng lượng và hậu cần không ổn định.

Việc các nhà nhập khẩu LNG châu Á định hướng lại chiến lược, nhằm ứng phó với các hạn chế của Kênh đào Panama, nhấn mạnh tầm quan trọng của tính linh hoạt về hậu cần trong thương mại năng lượng toàn cầu. Xu hướng này có thể tái thiết lập các tuyến đường thương mại LNG, mang lại những ý nghĩa lâu dài đối với nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Chứng khoán châu Á lao dốc

Chứng khoán châu Á lao dốc

07/04/2025 17:06

Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.

Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?

Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?

03/04/2025 15:55

Loạt lãnh đạo các quốc gia đã bày tỏ phản ứng bước đầu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế cơ sở và thuế đối ứng mới.

Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn

Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn

02/04/2025 10:55

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây cho biết họ đã phát hiện ra hai mỏ vàng có trữ lượng kỷ lục lên tới 2.000 tấn ở miền trung và đông bắc nước này.

Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?

Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?

31/03/2025 11:58

Ngày 28/3, trận động đất mạnh 7,7 độ richter có tâm chấn ở khu vực Sagaing gần thành phố Mandalay của Myanmar, đã gây thiệt hại lớn ở nước này, và cũng làm rung chuyển nước láng giềng Thái Lan.

Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại

Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại

28/03/2025 11:27

Hầm hạt giống toàn cầu, hay còn gọi là hầm chống tận thế, là kho lưu trữ hạt giống lớn nhất thế giới được xây dựng để chống lại nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học toàn cầu. Với mô hình như một ngân hàng ký gửi hạt giống, hầm tận thế đang được nhiều quốc gia “chọn mặt gửi vàng” nhằm bảo tồn những hạt giống quý cho tương lai.

Các tập đoàn dầu khí quốc tế tìm kiếm ưu đãi thuế mới dưới thời ông Trump

Các tập đoàn dầu khí quốc tế tìm kiếm ưu đãi thuế mới dưới thời ông Trump

28/03/2025 11:21

Tổng thống Trump muốn thúc đẩy phát triển năng lượng hóa thạch, ông phải “trả giá” để các doanh nghiệp giúp ông thực hiện lời hứa này. Một trong những phần thưởng chính là thuế. Hơn một thế kỷ qua, ngành dầu khí đã hưởng lợi từ các quy định thuế đặc biệt, giúp họ tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm.

Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử

Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử

23/03/2025 13:30

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.

Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga

Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga

21/03/2025 15:30

Việc tạm ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng giữa Ukraine và Nga sẽ tác động đến chiến lược quan trọng của cả hai bên trong nỗ lực làm suy yếu đối phương. Đây cũng sẽ là một bước đi đáng kể hướng tới giảm leo thang xung đột.

Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc

Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc

12/03/2025 14:32

Theo nguồn tin, Tổng thống Trump không có kế hoạch dự trữ khoáng sản quan trọng, không yêu cầu chỉ sử dụng khoáng sản Mỹ mà nhằm mục đích mở rộng quy định cấp phép đạo luật FAST-41 cho các mỏ.

Xem thêm