Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử ngày càng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến là nơi tham quan, hành hương lý tưởng mỗi dịp tết đến – xuân về.
Núi Yên Tử nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Theo lịch sử, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập, còn sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là "con đường hoằng dương Phật pháp" của Ngài.
Không gian văn hóa - Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử với những giá trị đặc sắc của khu du lịch văn hóa tâm linh, ngày càng thu hút đông đảo du khách thập phương tìm đến. Mỗi dịp tết đến xuân về, du khách lại nô nức đến đây tham quan, chiêm bái cầu an. Một số sự kiện văn hóa ở Tây Yên Tử hấp dẫn không riêng gì người Việt mà còn du khách nước ngoài. Theo thống kế, hàng năm có đến gần 1 triệu lượt khách nội địa và gần 5.000 du khách nước ngoài tìm đến khám phá.
Tham gia vào hành trình đến với Tây Yên Tử, du khách có thể trải nghiệm 1 tour du lịch tâm linh đi theo con đường bộ hành hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông qua các điểm chùa, tháp dọc sườn Tây Yên Tử. Bạn sẽ được đến cổ tự Vĩnh Nghiêm vãn cảnh, tìm hiểu bộ mộc bản độc nhất vô nhị được bảo quản hàng trăm năm qua đã trở thành Di sản tư liệu thế giới, rồi qua đền Suối Mỡ (Lục Nam), lên chùa Hạ, chùa Thượng, chùa Đồng, chiêm bái tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử…
Tây Yên Tử hiện nay đã được quy hoạch với quy mô 136ha, không chỉ gồm hệ thống các chùa mà còn có đa dạng khu chức năng phục vụ du khách như: khu đón tiếp và điều hành; khu trung tâm văn hóa lịch sử với những công trình độc đáo và hấp dẫn: Long môn quan, công viên Phật giáo thế giới, sa bàn con đường hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông; khu nghỉ dưỡng sinh thái tiêu chuẩn từ 2-5 sao; trung tâm tâm linh và khu vực cáp treo ga đến chùa Thượng.
Dưới đây là những danh lam- thắng cảnh không thể bỏ qua khi đặt chân đến chốn linh thiêng Tây Yên Tử:
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử được phát triển bởi Tập đoàn MIK GROUP với mong muốn bảo tồn, phát huy giá trị di sản đặc sắc, góp phần kích cầu du lịch, giới thiệu đến nhân dân, khách du lịch trong nước và quốc tế các giá trị di sản tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội, kinh tế của địa phương.
Festival Hoa Đà Lạt 2024: “Bản giao hưởng sắc màu”
08/11/2024, 13:26Ngành Du lịch TP HCM đón 980.000 lượt khách trong dịp lễ 2/9
05/09/2024, 12:26Fansipan tưng bừng “Mùa vàng bản Mây”, mỗi tuần một lễ hội
15/08/2024, 14:49Du lịch hè 2024: Du khách đổ xô đi nước ngoài, tour nội địa ế ẩm
30/06/2024, 14:30Phát hiện sinh vật lạ ở hang động Phong Nha -Kẻ Bàng
17/06/2024, 09:28Nỗi buồn sách điện tử
Sau khoảng 10 năm hình thành, thị trường sách điện tử (ebook) tại Việt Nam không những không thể phát triển mà còn có dấu hiệu giảm sút vì nhiều lý do.
Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây
Tối 9/3, hàng trăm máy bay không người lái (drone) sẽ trình diễn các biểu tượng hoa, hương sắc Tây Hồ.
Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ
Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 6/3/2024 hôm nay, tuổi Tỵ có cơ hội gặp được quý nhân. Đối phương có thể giới thiệu cho bản mệnh những cơ hội quý giá hoặc vạch ra phương hướng để giải quyết khó khăn. Hãy khiêm tốn học hỏi điều hay từ người đó.
Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 lễ hội. Đến nay đã có trên 400 lễ hội được diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.
Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm
Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.
Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?
Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.
Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết
Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024
Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'
“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.