Công trình in trên tờ tiền 20 ngàn đồng nằm ở đâu?
Viết Thiệp
Nhiều người chắc hẳn không còn xa lạ gì với tờ tiền 20 ngàn đồng. Tuy nhiên, hình ảnh in đằng sau tờ tiền này nằm ở đâu và công trình gì thì không ít người vẫn chưa biết đến.
Hình ảnh in trên tờ tiền này chính là Chùa Cầu. Vào ngày 3/5/2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức công bố việc đưa vào lưu thông loại tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng và phát hành vào ngày 17/5/2006.Đây là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, biểu tượng hơn 400 năm của phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam), đồng thời là điểm đến không thể thiếu của du khách mỗi khi có dịp đặt chân đến phố cổ này.Theo tìm hiểu, đầu thế kỷ 17, những người Nhật đến giao thương, cư trú tại Hội An đã xây dựng một cây cầu bắt qua con lạch để tiện cho việc giao thương.Đến năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu. Từ đó, người dân địa phương gọi là Chùa Cầu. Nằm ở đoạn tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, Chùa Cầu làm bằng gỗ dài khoảng 18 mét, có kiểu kiến trúc đặc biệt mang đậm nét Việt với mái ngói âm dương.Ở giữa Chùa Cầu là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với 7 gian bằng gỗ. Mặt chính của chùa hướng ra bờ sông Hoài.Chùa và cầu được sơn son, chạm trổ nhiều họa tiết công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật. Điểm đặc biệt, trong chùa không thờ Phật, mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp. Vào năm 1990, Chùa Cầu được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Chùa Cầu là công trình có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật.Trải qua hơn 400 năm nay, Chùa Cầu cùng với khu phố cổ đã trở thành biểu tượng giao lưu kiến trúc, văn hóa của những người Việt – Nhật – Hoa tại xứ Đàng Trong.Chùa Cầu là điểm đến không thể thiếu của du khách thập phương khi ghé thăm phố cổ Hội An. Tại đây, họ tìm hiểu về gốc gác, chiêm ngưỡng vẻ đẹp và chụp ảnh làm kỷ niệm bên Chùa Cầu này.Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 6 lần trùng tu, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính vốn có của nó.Trải qua hàng trăm năm, những năm trở lại đây, Chùa Cầu đã xuống cấp bởi sự bào mòn của thời gian, sự tác động của thiên tai và con người. Từ những phần kết cấu móng cầu đến những hạng mục kèo, vách tường đều trong tình trạng báo động.Trung bình mỗi ngày có hơn 4 nghìn lượt khách trong và ngoài nước tham quan Chùa Cầu, gây áp lực tải trọng lên di tích này.Gia cố tạm các vị trí dưới đáy thân Chùa Cầu, kê giá gỗ chống đỡ để tránh nguy cơ sập… để khắc phục tạm thời tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của Chùa Cầu.Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương lập dự án phục hồi di tích này.
Chùa Cầu Hội An có nguy cơ sập, đó là nhận định của Kiến trúc sư Lê Thành Vinh, người chủ trì dự án trùng tu ngôi chùa này 30 năm trước. Ông Vinh cũng cho biết thêm rằng chùa Cầu Hội An...