Công ty Rạng Đông phải chịu trách nhiệm sức khỏe người dân

Thứ ba, 10/09/2019, 07:47 AM

Dư luận đang rất bức xúc trước việc Công ty Rạng Đông bưng bít, cung cấp thông tin thiếu chính xác trong vụ cháy. Nhiều người cho rằng việc này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân vì họ không được cung cấp thông tin kịp thời.

Toàn cảnh vụ cháy nhà máy Công ty Rạng Đông.
Toàn cảnh vụ cháy nhà máy Công ty Rạng Đông.

Bức xúc việc Công ty Rạng Đông gian dối, bưng bít thông tin

Hơn 10 ngày từ thời điểm xảy ra vụ cháy tại Công ty CP cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (Thanh Xuân - Hà Nội), nhiều người vẫn không hết lo lắng về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Trong diễn biến mới nhất, báo chí dẫn thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho hay: Từ ngày 6/9 đến 9/9, đã có gần 1.200 người sống gần nơi xảy ra cháy tại Công ty Rạng Đông đến khám sức khỏe tại các trạm y tế phường.

Trong số đến khám, 464 người đã được chuyển đến các bệnh viện: Đống Đa, SaintPaul, Thanh Nhàn để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Trong số trường hợp xét nghiệm, 30 mẫu đã có kết quả, hàm lượng thủy ngân máu được xác định đều an toàn, dưới ngưỡng cho phép...

Thế nhưng một vấn đề nảy sinh sau vụ cháy khiến dư luận người dân bức xúc đó là việc Công ty Rạng Đông đã lấp liếm, bưng bít thông tin khi báo cáo về việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất.

Theo đó, báo cáo về vụ cháy mấy ngày trước cả Công ty Rạng Đông, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân đều báo cáo Công ty Rạng Đông đã nghiên cứu sử dụng loại amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sản xuất từ năm 2016.

Nhưng Tổng cục Môi trường cho biết phải qua "đấu tranh" và kiểm tra thực tế, Công ty Rạng Đông mới thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng (độc tính cao hơn viên amalgam).

Nhiều người cho rằng hành vi cung cấp thông tin gian dối, bưng bít của Rạng Đông trực tiếp khiến người dân bị ảnh hưởng về sức khỏe bởi họ không có thông tin chính xác để chủ động phòng chống, ứng phó.

Ngoài ra, việc bưng bít thông tin của Rạng Đông còn thể hiện sự coi thường tính mạng của hàng ngàn người gồm cả lực lượng chức năng chữa cháy và những người quanh khu vực. 

Càng đáng nói hơn, khi chỉ vài ngày sau vụ cháy Công ty này đã cho công nhân đi làm bình thường...Tất cả thể hiện sự vô tâm trong kinh doanh, vì lợi ích doanh nghiệp mà quên đi tính mạng, sức khỏe công nhân và người dân. 

"Nếu họ cảnh báo sớm chắc chắn người dân biết cách để chủ động ứng phó, khám sức khỏe kịp thời, sơ tán kịp thời... thế nhưng việc họ bưng bít thông tin khiến người dân bị động cho rằng đám cháy không ảnh hưởng đến môi trường, không có thủy ngân phát tán...", anh Vinh Quang một độc giả chia sẻ.

Người dân đóng cửa, sơ tán sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông.
Người dân đóng cửa, sơ tán sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông. (Ảnh: Ngoan Nguyễn).

Cùng ý kiến trên, rất nhiều hộ dân sống xung quanh khu vực Công ty Rạng Đông đã tỏ ra bức xúc. Họ thậm chí đã từng kéo đến đòi đối thoại với lãnh đạo Công ty này.

Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, Hà Nội) cho rằng, cách hành xử của Công ty Rạng Đông trong vụ việc này là không chấp nhận được, không có đạo đức trong kinh doanh và vô cảm trước tính mạng người khác.

Rạng Đông phải chịu trách nhiệm bồi thường cho dân

Bàn về trách nhiệm trong vụ cháy đặc biệt là trách nhiệm sức khỏe đối với người dân, luật sư Tuấn Anh cho rằng, Công ty Rạng Đông là bên phải chịu trách nhiệm chính.

"Mặc dù còn phải chờ kết luận của Cơ quan điều tra để xác định lỗi trong vụ việc này, tuy nhiên, khi vụ cháy xảy ra ở Công ty Rạng Đông thì trước hết đơn vị này phải nhanh chóng công bố công khai hóa chất đã sử dụng để sản xuất bóng đèn, có giải pháp kịp thời khắc phục hậu quả, lấy lại niềm tin người tiêu dùng cũng như trấn an dự luận.

Tuy nhiên, trên thực tế Công ty này phản ứng rất chậm trễ, thậm chí gian dối trong công bố thông tin, lập lờ rằng công ty này đã đưa vào nghiên cứu sử dụng viên amalgam thay thế thủy ngân để sản xuất bóng đèn từ năm 2016.

sau-chay-rang-dong-truong-hoc-dong-cua-ca-khu-chung-cu-bo-nha-di-vi-so-nhiem-thuy-ngan
Nhiều nhà chung cư cũng vắng người do lo sợ ảnh hưởng từ vụ cháy. (Ảnh: Ngoan Nguyễn).

Mãi cho đến khi Tổng Cục Môi trường đấu tranh, lãnh đạo Công ty Rạng Đông mới thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng (độc tính cao hơn viên Amalgam). Điều này cho thấy sự thiếu trung thực, vô trách nhiệm và vô cảm của Công ty Rạng Đông", luật sư nói.

Luật sư Tuấn Anh cho rằng, nếu ai đó xác định bị nhiễm thủy ngân, vượt quá ngưỡng cho phép thì Công ty Rạng Đông sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thay vì thể hiện đạo đức doanh nghiệp trong kinh doanh, việc đầu tiên Công ty Rạng Đông làm sau vụ cháy là ban hành văn bản thông báo về thiệt hại của Công ty kèm thông tin gian dối cho rằng các sản phẩm bị cháy đều vô hại với môi trường. Và sau khi mọi chuyện vỡ lở, Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng mới gửi chính quyền Hà Nội và nhân dân phường Thanh Xuân Trung và phường Hạ Đình lá thư xin lỗi muộn màng.

Luật sư khẳng định: "Về mặt pháp lý, dù có lỗi hay không có lỗi thì Công ty Rạng Đông cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những người bị ảnh hưởng khí độc do phát tán từ Công ty ra bên ngoài.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi".

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Minh Đức - Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phân tích, Luật Bảo vệ môi trường yêu cầu đơn vị gây sự cố môi trường phải khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông là một sự cố môi trường và Công ty Rạng Đông phải chịu toàn bộ chi phí của việc khắc phục ô nhiễm.

Về trách nhiệm dân sự, ông Đức cho rằng phải theo nguyên tắc của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

“Người dân trong khu vực có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tài sản. Nếu muốn được bồi thường người dân sẽ phải thống kê thiệt hại như tiền viện phí, thời gian đóng cửa hàng, thậm chí cả việc giảm giá trị tài sản,… Người dân đưa ra mức thiệt hại của mình, Rạng Đông có quyền đưa ra mức khác, nếu không thống nhất được thì ra toà”- ông Đức nhìn nhận.

 

Vụ núi Chín Khúc ở Khánh Hòa bị “xẻ thịt”: Dự án trồng rừng đã biến thành dự án biệt thự như thế nào?

Hàng chục ha đất lâm nghiệp thuộc tiểu khu 573 xã Vĩnh Trung từ năm 2008 được UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Khánh Hòa lập dự án trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ, tạo lá phổi xanh cho TP Nha Trang. Tuy nhiên, chưa đầy 3 năm sau dự án bất ngờ được cho chuyển đổi sang xây biệt thự, nhà ở liền kề, trung tâm thương mại.

 

Cần truy cứu hình sự Công ty Rạng Đông vì gian dối về thủy ngân trong vụ cháy

Theo luật sư, việc che giấu, gian dối thông tin về thủy ngân trong vụ cháy nhà máy của Công ty Rạng Đông có thể khiến việc ứng phó sự cố của cơ quan chức năng gặp khó khăn, từ đó gây ảnh hưởng sức khỏe nhất định của người dân.... Chính vì thế cần truy cứu hình sự lãnh đạo Công ty này cũng như người ký báo cáo gian dối.

 

Một loạt công ty xây dựng ứng hàng tỉ đồng rồi… bùng

Hàng loạt nhà thầu tạm ứng nhiều tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nhưng không thực hiện đúng hợp đồng và không trả nợ.