Dân chung cư chậm đóng tiền cũng không cắt điện, nước ngày nóng

Thứ hai, 29/06/2020, 19:02 PM

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu, dù người dân ở một số tòa nhà có thể chậm đóng tiền nhưng giai đoạn nắng nóng này tuyệt đối không được cắt điện, nước.

Dân chung cư chậm đóng tiền cũng không cắt điện, nước ngày nóng

Dân chung cư chậm đóng tiền cũng không cắt điện, nước ngày nóng

Ngày 29/6, UBND TP Hà Nội giao ban công tác quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020. Phát biểu kết luận hội nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu tất cả các phường, xã, quận huyện, ban quản lý tòa nhà không được thực hiện các biện pháp cưỡng chế cắt điện, cắt nước trong thời gian nắng nóng.

“Dù người dân ở một số tòa nhà có thể chậm đóng tiền nhưng giai đoạn nắng nóng này tuyệt đối không được cắt điện, nước”, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nói.

Dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng trong 6 tháng đầu năm, Hà Nội vẫn duy trì được mức tăng trưởng 3,39%. Tuy vậy, nguồn thu ngân sách ở một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội rất thấp. Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các quận, huyện rà soát, đôn đốc vấn đề này.

Ông Chung cho biết, TP sẽ có điều chỉnh, rà soát từng khoản thu, vừa đảm bảo thu năm nay, cũng vừa đề ra chiến lược nuôi dưỡng nguồn thu cho những năm tiếp theo.

“Chúng ta phấn đấu quản trị một nền tài chính của thành phố đảm bảo an toàn, bền vững”, ông Chung nói.

Trước đó thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các đại biểu Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính (VPHC) bằng hình thức ngừng cung cấp điện, nước.

Dân chung cư chậm đóng tiền cũng không cắt điện, nước ngày nóng

Dân chung cư chậm đóng tiền cũng không cắt điện, nước ngày nóng

Đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) cho biết: Tình trạng VPHC, nhất là lĩnh vực xây dựng rất khó ngăn chặn, bởi nhiều lý do, nhất là khi các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm. Nếu chỉ thực hiện biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là chưa đủ để ngăn chặn VPHC.

“Lập biên bản thì lập biên bản, làm thì cứ làm, khi lực lượng đến thì họ ngừng, nhưng khi quay đi họ lại tiếp tục thực hiện và chưa kể họ nghĩ phạt xong cho tồn tại. Vì thực tế rất ít công trình xây dựng vi phạm bị cưỡng chế, tháo dỡ và không có đội ngũ lực lượng, cơ sở nào đủ sức ngăn chặn VPHC hiệu quả, nếu không bổ sung biện pháp này. Bổ sung biện pháp này sẽ góp phần đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm phải được ngăn chặn kịp thời”, đại biểu nói.

Đại biểu Lê Công Đỉnh cũng nhấn mạnh, điện, nước là nhu cầu thiết yếu của mọi người, là nguyên liệu quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên việc dừng cung cấp dịch vụ điện, nước như là một biện pháp cưỡng chế để buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện quyết định xử phạt là chưa phù hợp.

Trong khi đó, quan điểm của đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) là, dù áp dung hình thức cắt điện, nước để cưỡng chế hay để ngăn chặn đều chưa thuyết phục, tính khả thi không cao và trái với nguyên tắc tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm trong Bộ luật Dân sự. Đại biểu phân tích, dịch vụ cung cấp điện nước là sự thỏa thuận giữa các bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ thông qua hợp đồng. Không nên hành chính hóa quan hệ dân sự này, nhất là khi điện, nước không phải là tang vật, phương tiện được sử dụng cho hành vi VPHC.

Chưa kể, việc ngừng cung cấp điện, nước còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các chủ thể khác. Trong khi đó các tổ chức, cá nhân này không phải là những người vi phạm hành chính nhưng phải chịu chung trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

Bài liên quan