Đạt thỏa thuận thương mại, Mỹ - Trung chưa chắc xong chuyện

Thứ hai, 22/04/2019, 19:18 PM

Trong khi các bên đang chờ đợi cuộc chiến thương mại kết thúc bằng một thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều chuyên gia lại cho rằng câu chuyện không hề dễ dàng đến thế.

dat-thoa-thuan-thuong-mai-my-trung-chua-chac-xong-chuyen
Ảnh minh họa

Ông Dan Harris, nhà quản lý của hãng luật chuyên mảng đầu tư vào Trung Quốc, Harris Bricken nhận xét như sau: “Không cách nào một thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc có thể mọi người ở hai phía cùng nói ‘Chúng tôi chỉ đùa thôi’”.

Ông Harris cho rằng tất cả những rào cản thuế quan, những vụ bắt bớ, đe dọa hay nguy cơ tăng cao đã ảnh hưởng rất nhiều doanh nghiệp, và chúng sẽ không biến mất.

Theo Wall Street Journal, giới quan sát đang đợi một cái kết có hậu cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với lời hứa doanh nghiệp Mỹ sẽ được đối đãi tốt hơn tại Trung Quốc, cũng như nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ nhập nhiều hàng hóa Mỹ hơn.

Thế nhưng, các doanh nghiệp ở cả hai bên vẫn khá loay hoay trong việc phục hồi các hoạt động đầu tư trước đây của mình trên lãnh thổ đối phương. Dòng đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc giảm hơn 19 tỉ USD trong năm ngoái, sau khi đạt đỉnh điểm 60 tỉ USD năm 2016.

Vấn đề nằm ở chỗ cuộc chiến thương mại không phải là mấu chốt duy nhất khiến dòng đầu tư giữa hai bên ngắt quãng. 

Trong khi Bắc Kinh muốn hạn chế dòng vốn của họ chảy ra ngoài, các quan chức Mỹ cũng có những nghi ngại riêng về vấn đề an ninh quốc gia.

Điển hình, chính phủ Trung Quốc từng đặt câu hỏi về khoản chi 3,5 tỉ USD của Dalian Wanda để mua lại hãng phim Legendary Entertainment của Hollywood năm 2016. Bắc Kinh cho rằng hợp đồng này quá đắt thiếu cân nhắc.

Ngược lại, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Mỹ (CFI) từng nhiều lần chặn đứng hoặc làm giãn các khoản đầu từ Trung Quốc vào doanh nghiệp Mỹ. Động thái này được Wall Street Journal đánh giá là nhằm kéo lợi thế chiến lực về phía Mỹ, đặc biệt là đối với các công ty mạng xã hội.

Nói đi cũng phải nói lại, giới chuyên gia cho rằng các rào cản thuế quan, đầu tư cùng khẩu khí cứng cỏi giữa hai bên vẫn là những động lực chính của sự thâm hụt trong đầu tư ở cả hai phía. Tất cả những yếu tố này buộc doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc phải tái hoạch định hoạt động kinh doanh của họ, để đối phó với nguy cơ căng thẳng thương mại kéo dài.

Ngay cả khi mọi chuyện sắp ngã ngũ, cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn khá dè chừng.

Theo một khảo sát hồi cuối tháng 2 của Văn phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, 65% doanh nghiệp thành viên nói những căng thẳng này ảnh hưởng đến chiến lược lâu dài của họ. Ngoài ra, ¼ thành viên của AmCham tại Thượng Hải nói họ phải trì hoãn các khoản đầu tư thêm của mình vào Trung Quốc.

 

Lao vào chiến tranh thương mại, Mỹ trao ngành đậu nành lại cho Trung Quốc

Sau một năm, các nhà xuất khẩu Mỹ đã để vuột hết cơ hội tại thị trường Trung Quốc vào tay Brazil và Úc.

 

Tại sao Indonesia chẳng thu mấy lợi lộc từ chiến tranh thương mại?

Indonesia hầu như được nhắc đến rất ít trong các cuộc bàn luận về việc tìm kiếm địa điểm cho các cơ sở sản xuất toàn cầu mới. Trong khi những cái tên như Việt Nam, Campuchia và Bangladesh nổi lên như diều, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á này gần như mất hút.