Bất ngờ: Nhiều người dân làng nghề sẵn sàng ủng hộ việc bỏ đốt vàng mã

Thứ hai, 26/02/2018, 15:16 PM

Nhiều hộ gia đình làng nghề vàng mã truyền thống Văn Hội (Thường Tín, Hà Tây) nơi được xem là thủ phủ của nghề vàng mã đã nói lên nhiều quan điểm của mình về quy định bỏ đốt vàng mã mới đây, trong đó rất nhiều ý kiến ủng hộ.

de-nghi-bo-tuc-dot-vang-ma-nguoi-dan-lang-nghe-noi-gi
Công văn đề nghị bỏ tục đốt vàng mã của Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam đang nhận được nhiều ý kiến.

Liên quan đến việc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa đưa ra công văn đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ cúng, mới đây, PV đã có mặt tại ngôi làng vàng mã truyền thống từ lâu đời ở Duyên Trường (Thường Tín, Hà Tây). Tại đây, hoạt động sản xuất của ngôi làng nay vẫn diễn ra bình thường. Nhiều người dân đã biết về thông tin này.

Vốn sống bằng nghề làm vàng mã, đa phần người dân nơi đây đều cho rằng có thể tiếp tục đốt vàng mã, nhưng có mức độ nhất định. 

Chia sẻ về nghiệp phục vụ "người âm" đã 3 đời của gia đình, anh Công, chủ của một xưởng sản xuất vàng mã lớn ở làng Duyên Trường cho hay: "Hiện tại trước thông tin đề nghị bỏ đốt vàng mã, chúng tôi vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều lắm, nhìn chung ở làng vẫn buôn bán bình thường. Nếu Nhà nước cấm hẳn, chúng tôi cũng sẵn sàng chấp hành". 

Cùng quan điểm với anh Công, bà Lê Thị Hòa (xóm 5 Văn Hội, Văn Bình, Thường Tín) khẳng định: "Nếu Nhà nước đề ra việc cấm đốt vàng mã, chúng tôi sẵn sàng chấp hành. Mặc dù nhà có bán vàng mã nhưng tôi cảm thấy việc đốt quá nhiều cũng là lãng phí tiền của". 

de-nghi-bo-tuc-dot-vang-ma-nguoi-dan-lang-nghe-noi-gi
Nhiều ý kiến ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng việc bỏ tục đốt vàng mã sẽ mất đi nguồn thu nhập chính cho gia đình.

"Đốt vàng mã là phong tục tập quán từ xưa để lại liên quan đến vấn đề tâm linh. Tôi không ủng hộ việc cấm đốt vàng mã, miễn sao mình đốt vàng mã phù hợp, không quá nhiều", anh Đào Văn Cường (xóm 6, Văn Hội, Văn Bình) nói. 

Ông Cao Văn Nguyên (Thường Tín) cho rằng, nghề sản xuất vàng mã là nghề tạo ra thu nhập chính nuôi sống cả gia đình ông nhiều năm nay. Tuy nhiên, vàng mã là nghề thủ công, không dùng được máy móc nên lúc nào cũng tất bật chân tay. Đặc biệt là vào những dịp lễ, Tết.

Tuy vất vả và khó làm giàu được bằng nghề nhưng đổi lại vợ chồng ông cũng lo được miếng cơm manh áo, gom góp được ít tiền cho con học hành nên người. Vừa làm nghề nhưng cũng vừa là tích đức, mang lại cuộc sống sung túc cho gia đình.

Nói về công văn của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, ông cho hay, đến nay, việc buôn bán, sản xuất của gia đình ông vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều. “Nhưng nếu sau này nhà nước cấm hẳn đốt vàng mã thì gia đình tôi cũng mất đi một nguồn thu nhập chính", ông Nguyên nói.

 

Tết ông Công, ông Táo: Nguy cơ cháy nổ từ đốt vàng mã

Tết ông Công, ông Táo hoạt động thờ cúng, tín ngưỡng của người dân trên cả nước đều tăng cao, nguy cơ cháy nổ từ đốt vàng mã cũng tăng lên.

 

Làng nghề vàng mã Hà Nội tất bật vào mùa cuối năm

Những ngày cận kề Tết ông Công ông Táo, các làng nghề sản xuất vàng mã truyền thống lại tất bật với cảnh vót tre, làm khung, dán giấy “chạy đua” với thời gian để kịp hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

Bán vàng mã, một doanh nghiệp thu gần nửa tỷ đồng mỗi ngày

Mảng kinh doanh vàng mã trong năm 2017 đóng góp tới 62% tổng doanh thu của Thực phẩm Yên Bái, giúp công ty này thu về hơn 168 tỷ đồng doanh thu thuần.