Thứ hai, 08/07/2019, 14:47 PM
  • Click để copy

GS. Nguyễn Ty Niên: 'Đề xuất cống hóa sông Tô Lịch là ý tưởng tồi'

Nhiều giáo sư, tiến sĩ đánh giá đề xuất cống hóa sông Tô Lịch được Bí thư quận Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn đưa ra là không khả thi, thậm chí phản tác dụng.

Vấn đề hồi sinh dòng sông Tô Lịch luôn thu hút sự quan tâm của người dân TP.
Vấn đề hồi sinh dòng sông Tô Lịch luôn thu hút sự quan tâm của người dân TP.

Mới đây, thảo luận tại hội trường kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội, Bí thư quận Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn đã đưa ra ý kiến đề nghị TP "Xem xét cống hoá đối với một số sông có tính chất kênh, mương thoát nước, ngay cả như sông Tô Lịch, Kim Ngưu".

Lý do được ông Tuấn đưa ra là, vì vấn đề ô nhiễm sông, hồ tại TP là tồn tại của quá trình phát triển đòi hỏi nhiều nguồn lực và những biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn. Và việc cống hoá các con sông, kênh mương sẽ góp phần giảm thiểu việc xả thải, đồng thời làm tăng thêm không gian công cộng, cây xanh và hạ tầng giao thông...

Ý kiến mà Bí thư quận Hoàn Kiếm đưa ra gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Ngay tại hội trường buổi thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (quận Thanh Xuân) đã phản biện khi cho rằng "không nên đặt vấn đề bê tông hoá sông Tô Lịch vì đây còn là câu chuyện của địa lý, phong thuỷ, tâm linh...".

Ông Đức đọc ra câu thơ để chứng minh rằng con sông Tô Lịch ngày xưa trong xanh hiền hòa: "Nước sông Tô vừa trong vừa mát/ E nghé thuyền đỗ sát thuyền anh" và đề nghị TP nên áp dụng giải pháp bổ cập nước để làm sống lại dòng sông này.

Trong khi đó nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất cống hóa sông Tô Lịch hay sông Kim Ngưu là ý tưởng không khả thi. Bởi cống hóa cũng đồng nghĩa với việc thu nhỏ, thậm chí làm mất đi dòng sông đã đi vào thơ ca, trường tồn cùng lịch sử của người Hà Nội.

Các chuyên gia Nhật Bản lắp đặt máy làm sạch sông Tô Lịch.
Các chuyên gia Nhật Bản lắp đặt máy làm sạch sông Tô Lịch.

Trao đổi với PV, chuyên gia thủy lợi GS. Nguyễn Ty Niên cho rằng, đề xuất cống hóa sông Tô Lịch là ý tưởng tồi.

Theo vị chuyên gia, mặc dù sông Tô Lịch có ô nhiễm nhưng đây là dòng sông đã tồn tại hàng thế kỷ do cha ông xưa tạo lên. Sông Tô Lịch cùng sông Kim Ngưu... ngoài giá trị cảnh quan còn có giá trị về lịch sử. Dòng sông đi vào thơ ca, vào các câu chuyện từ xưa để lại.

"Hơn nữa, bao năm qua chúng ta đã có biết bao công trình, bao kế hoạch dài hơn để cải thiện dòng sông, hồi sinh dòng sông. Thậm chí mới đây chúng ta còn mời các chuyên gia Nhật Bản đưa máy móc sang để làm sạch nước sông... vậy hà cơ gì vì một ý kiến nóng vội mà vất đi những công sức ấy", GS. Nguyễn Ty Niên bày tỏ.

Cũng theo ông Niên, bên cạnh vấn đề về phong thủy thì việc cống hóa sông Tô Lịch còn khiến không gian của Hà Nội ngày càng bị thu hẹp, gây ra áp lực, làm ảnh hưởng cuộc sống.

"Bao nhiêu sông hồ đã lấp, giao thông thì ngày càng áp lực, không gian sống của người dân Thủ đô sẽ còn gì nếu nhìn vào chỉ là bê tông? Ngay như giờ, dù dòng sông Tô Lịch chưa hẳn đã hết ô nhiễm nhưng từ khi có con đường đi bộ, ngày nào người dân cũng qua đây đi dạo, thoải mái tập thể dục, tìm sự bình yên... đó mới là điều đáng quý", GS. Niên nói thêm.

Con đường đi bộ ven sông Tô Lịch thu hút người dân Thủ đô.
Con đường đi bộ ven sông Tô Lịch thu hút người dân Thủ đô.

Cùng chia sẻ với PV, tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng, dòng sông Tô Lịch không đơn thuần chỉ là nơi dẫn nước thải ở Thủ đô mà đó còn là báu vật quý giá.

"Nếu chúng ta làm sạch nước, cải thiện môi trường thì dòng sông Tô Lịch cùng sông Kim Ngưu sẽ là những dòng sông của du lịch. Phải biến những con sông này là nơi để đi thuyền ngắm cảnh. Hai bên đường có chùa Yên Hòa, chùa Cót... đó là những thứ quý giá", tiến sĩ Khải bày tỏ.

Cũng theo ông Khải, có 1 cách đơn giản để cải thiện môi trường sông Tô Lịch đó là Hà Nội cần vận động người dân làm lưới chắn rác từ ở nhà mình. "Mỗi hộ dân, mỗi gia đình đều làm lưới chặn rác thì rác thải sẽ bị chặn ngay từ nguồn... làm được như thế dòng sông sẽ tự cải thiện, không ô nhiễm", ông Khải nói thêm.

Ngoài ra, theo ông Khải việc cống hóa sông hồ sẽ làm nhiệt độ TP tăng cao thêm và vì thế việc ô nhiễm không những không được cải thiện mà còn gây phản ứng ngược.

 

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chủ đầu tư lên tiếng về khoản vay 98 triệu USD

Liên quan dến khoản tiền 98 triệu USD mà Ban Quản lý dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được ủy quyền vay lại, mới đây chủ đầu tư đã chính thức lên tiếng.

 

Bị tố mổ nhầm gây biến chứng cho bệnh nhân, bệnh viện Bạch Mai chính thức đưa ra câu trả lời

Vụ Bệnh viện Bạch Mai mổ nhầm viêm hạch cho bệnh nhân 9X, ngày hôm nay, đại điện đơn vị y tế này đã có công bố chính thức về vụ việc.

 

Tin tức tai nạn giao thông ngày 8/7: Nữ tài xế Mercedes đâm hàng loạt xe máy ở Sài Gòn, 6 người đi cấp cứu

Tin tức tai nạn giao thông ngày 8/7, cập nhật tin tức giao thông, thông tin an toàn giao thông 24h qua trên cả nước.