Doanh nghiệp nào sẽ được xóa nợ thuế?

Thứ bảy, 02/03/2019, 19:19 PM

Theo Tổng cục Thuế, cần trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về xử lý nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách.

doanh-nghiep-nao-se-duoc-xoa-no
Cần trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về xử lý nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp. Theo đó sẽ xóa nợ thuế cho người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách. Ảnh minh họa

Tại Hội thảo góp ý về Nghị quyết xử lý nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách, ông Phi Văn Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, hiện nay số thu hồi nợ đọng tăng dần qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân từ 2011-2017 thu đạt 81% số nợ có khả năng thu hồi, tốc độ tăng bình quân16,3%/năm.

Cụ thể, số thu hồi nợ đọng tăng dần qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân từ 2011 - 2017 thu đạt 81% số nợ có khả năng thu hồi; tốc độ tăng bình quân 16,3%/năm. Tỷ trọng tổng nợ trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh từ 12,2% năm 2014, đến năm 2017 giảm xuống ở mức 7,6% và tính đến cuối năm 2018 giảm xuống chỉ còn 7%,

Tuy nhiên, tình hình nợ đọng thuế vẫn còn cao, tổng số tiền thuế nợ tính đến ngày 31/12/2017 là 78.466 tỷ đồng, giảm 2,8% (2.261 tỷ đồng) so với thời điểm ngày 31/12/2016.

Trên cơ sở các trường hợp dự kiến được xóa nợ theo dự thảo nghị quyết, Bộ Tài chính dự kiến xóa nợ 27.753 tỷ đồng. Theo Bộ Tài chính, việc xóa nợ sẽ làm giảm số nợ đọng thuế, giảm gánh nặng phải quản lý nợ thuế không còn khả năng thu vào ngân sách, giảm chi phí cho Nhà nước.

Việc xóa các khoản nợ không có khả năng thu sẽ giúp cơ quan thuế, hải quan có điều kiện tập trung nguồn lực vào việc quản lý và đôn đốc các khoản nợ có khả năng thu, tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế, chống thất thu, tăng thu cho ngân sách; đồng thời, làm minh bạch số liệu, dữ liệu tiền nợ thuế và phản ánh đúng bản chất của các khoản nợ thuế để xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Theo Tổng cục Thuế, Luật Quản lý thuế hiện hành chưa có quy định xóa nợ khoản tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Việc xóa nợ đối với tiền thuê đất được thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai, tuy nhiên theo quy định của Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn thì không có quy định xóa nợ tiền thuê đất, tiền sử dụng đất.

Do đó, hiện nay tồn tại nhiều trường hợp doanh nghiệp bị phá sản đã xóa các khoản nợ thuế theo Luật Quản lý thuế, tuy nhiên khoản nợ tiền thuê đất không thuộc đối tượng xóa nợ vẫn đang còn tồn tại.

Từ những lý do nêu trên, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho răng, Chính phủ cần phải trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về xử lý nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách.

Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị 04/CT-BTC về tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng ngành thuế quản lý. Theo Chỉ thị này, sẽ có nhiều trường hợp được xem xét xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp, trong đó có doanh nghiệp đã bị phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định mà không còn tài sản để nộp tiền thuế còn nợ;

Cá nhân đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản để nộp tiền thuế còn nợ; Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân nợ tiền thuế đã quá 10 năm cơ quan thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế nhưng không có khả năng thu hồi;

Các khoản tiền thuế nợ, tiền phạt không còn khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01/07/2007 của hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, không thanh toán được nợ thuế, đã ngừng kinh doanh, của doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phấn hóa hoặc chuyển đổi và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ thuế.

Cũng theo Chỉ thị này, Bộ Tài chính yêu cầu Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải công khai người nộp thuế chây ỳ nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, lên án mạnh mẽ và xử lý kiên quyết các hành vi trốn thuế, chây ỳ nộp thuế.

 

Lấy đâu ra tiền để FLC, Vietjet mua hơn 100 máy bay Boeing

Tổng hai thương vụ mua máy bay Boeing của Tập đoàn FLC, Vietjet mua 110 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner và B737 MAX lên đến gần 16 tỷ USD – Số vốn quá lớn với doanh nghiệp Việt Nam. Vậy làm thế nào để Vietjet, FLC có thể mua máy bay?

 

Doanh nghiệp ‘chây ỳ’ lên sàn sau cổ phần hóa: Xử phạt, xem xét trách nhiệm người đại diện vốn

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Bộ và các cơ quan liên quan sẽ có giải pháp xử lý các doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chậm niêm yết trên thị trường chứng khoán.

 

Đấu thầu chọn nhà đầu tư ga T3 Tân Sơn Nhất

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có nhiều doanh nghiệp cùng xin tham gia đầu tư nên phải đấu thầu công khai.