Đối diện nhiều thách thức, ngành thủy sản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ
Trong công văn mới đây gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã chỉ ra các thách thức lớn của ngành thủy sản trong 6 tháng cuối năm. Từ đó đề xuất Chính phủ giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho ngành.

Theo VASEP, ngành thủy sản đối diện với nhiều thách thức trong nửa cuối năm 2022.
Chi phí tăng cao, nguyên liệu đầu vào giảm
Theo VASEP, hiện nay, các doanh nghiệp (DN) thủy sản đang gánh nhiều khoản chi phí tăng, tác động kéo theo từ chi phí đầu vào cho sản xuất của DN. Từ đó khiến giá thành sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và các ngành hàng.
Từ năm 2020 đến nay, với nhiều lý do từ “tắc cảng” do đại dịch COVID-19 và nay là tăng giá xăng dầu, giá cước ở hầu hết các chặng đều tăng 4-5 lần. Tại thời điểm tháng 6/2022, dù giá cước đã giảm một chút, nhưng để xuất được 1 container (cont) 40 feet qua bờ Đông Hoa Kỳ (Florida), giá cước khoảng 16.400 USD/cont. Còn tính cả chi phí vận chuyển đường bộ từ nhà máy tại các tỉnh tới TP Hồ Chí Minh (chiếm hơn 60%), giá cước trung bình 400-410 triệu đồng/cont.
Trải qua 12 lần tăng giá xăng dầu kể từ đầu năm, hiện nay, 40-50% tàu khai thác hải sản đã nằm bờ. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến giảm từ 70-80% so với trước.
Theo thống kê của cảng cá Hòn Rớ (Khánh Hòa), cho tới tháng 7/2022, đã có hơn 90% tàu đánh bắt không được hỗ trợ xăng dầu đã ngưng hoạt động. Sản lượng hải sản cập cảng cũng giảm từ 30-40%, chủ yếu từ các tàu đánh bắt ngắn ngày. Do nguồn nguyên liệu trong nước bị giảm mạnh nên các nhà máy chế biến hải sản cũng gặp khó khăn. Các doanh nghiệp buộc phải tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng không đủ cho chế biến.
Giá xăng dầu tăng cũng đẩy chi phí vận chuyển đường bộ, logistics tăng từ 10-20% so với trước. Đây là bài toán khó đối với các DN thủy sản trong bối cảnh thị trường thủy sản thế giới đã hồi phục sau COVID-19 và các nguồn cung đối thủ đang gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ.
Hiện nay nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng chiếm 70% nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Do đó, các DN đều có nhu cầu mở rộng các vùng nuôi tập trung để tăng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương đang đô thị hoá nên các biến động từ quy hoạch đất cho sản xuất và những quy hoạch về sử dụng đất đang là thách thực lớn cho doanh nghiệp thuỷ sản và người nuôi thuỷ sản.
Cần có chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu
Với thách thức trên, VASEP cho rằng cần thúc đẩy nhanh việc sửa Luật đất đai, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề tích tụ ruộng đất, quy định sử dụng đất, quy hoạch đất để ngành thủy sản phát triển được các vùng nuôi tập trung phù hợp. Chính phủ và các địa phương cũng cần có chính sách để phát triển và mở rộng vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
Về nhập khẩu, VASEP cho rằng, các chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cho sản xuất, xuất khẩu còn thiếu, các thủ tục cho nhập khẩu vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở chiến lược phát triển thủy sản đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021, Hiệp hội đề nghị Chính phủ ban hành quy định và chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu.
Điều này sẽ giúp cho Việt Nam tận dụng lợi thế về năng lực chế biến hiện đại, tay nghề công nhân và đạt được mục tiêu trở thành “nhà máy gia công” lớn của thuỷ sản thế giới. Ít nhất 10 năm qua, nguồn nguyên liệu sạch, hợp pháp đã được nhập khẩu vào Việt nam ngày càng tăng để đáp ứng đơn hàng và việc làm khi giáp vụ hoặc nhu cầu thế giới tăng cao.
Một thách thức, khó khăn khác mà các DN thủy sản đang gặp phải là các thủ tục Chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác còn nhiều bất cập. Do đó, các DN vẫn còn vướng mắc khi sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác có chứng nhận.
Tính tới tháng 6/2022, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam. Vì vậy, VASEP đề nghị Nhà nước cần có chính sách đầu tư hạ tầng nghề cá và nâng cao năng lực thực thi quản lý tàu thuyền, khai thác biển. Trước mắt, là cải tiến cơ sở dữ liệu quản lý tàu thuyền khai thác, sửa đổi quy định ghi nhật ký và số hóa quy trình kiểm tra, cấp xác nhận, chứng nhận khai thác.

Vinamilk tiếp lửa đam mê, tôn vinh sáng tạo tại sự kiện điện ảnh Châu Á
04/07/2025, 16:22
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh nửa đầu 2025
04/07/2025, 14:20
Giá tiêu hôm nay 2/7: Lên mức 154.000 – 157.000/kg
02/07/2025, 10:33
Những nhóm đối tượng không chịu thuế VAT theo Nghị định mới
02/07/2025, 10:31
Giá xăng giảm nhờ thuế VAT xuống còn 8%
01/07/2025, 10:41
Giá tiêu hôm nay 30/6: Tăng nhẹ, giao dịch đạt 128.000 đồng/kg
30/06/2025, 10:53
Vinamilk Green Farm - Từ 'resort cho bò' đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
28/06/2025, 19:10
Chốt giá điện gió ngoài khơi, cao nhất gần 4.000 đồng/kWh
27/06/2025, 14:26
Hà Nội thêm 463 căn nhà ở xã hội vào cuối năm 2027
27/06/2025, 14:24Ngân hàng Nhà nước được quyền quyết định vay đặc biệt lãi 0%/năm
Từ 15/10 tới đây, thẩm quyền cho vay đặc biệt lãi 0%/năm mà không có tài sản đảm bảo sẽ được chuyển từ Thủ tướng cho Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Những rủi ro cần biết khi vay tiền online nhanh chóng
Vay tiền online là hình thức vay nhanh chóng, thuận tiện nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người vay không hiểu hết về nó.
Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga
Hãng hàng không Vietjet đã chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga, kết nối trực tiếp thành phố biển Nha Trang với ba đô thị lớn tại vùng Viễn Đông Nga: Vladivostok, Khabarovsk và Blagoveshchensk.
Giá cà phê hôm nay 27/6: Chỉ còn 94.000–95.000 đồng/kg
Giá cà phê ngày 27/6 giảm còn 94.000–95.000 đồng/kg do áp lực cung tăng và giá thế giới lao dốc; thị trường nội địa giao dịch chậm lại.
Quý 3, gần 68 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn
Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng trong quý 3/2025, khi nhóm bất động sản chiếm tới 85% tổng giá trị đáo hạn, đặt ra nhiều thách thức về dòng tiền.
“Khoảng trống thị trường” ở Trung Đông, doanh nghiệp Việt cần nắm bắt điều gì?
Xung đột Israel – Iran có thể khiến Trung Đông rơi vào một giai đoạn đầy biến động, nhưng đồng thời mở ra những “khoảng trống thị trường” cho các quốc gia xuất khẩu năng động như Việt Nam.
Cà Nàng chuyển hướng sản xuất nông nghiệp
Cà Nàng là xã xa nhất của huyện Quỳnh Nhai, cách trung tâm huyện gần 60 km. Vượt khó vươn lên, cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân trong xã quyết tâm thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất nông nghiệp, xây dựng cuộc sống ấm no.
'Mở khóa' dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
Amsterdam, Hà Lan – Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18, đã diễn ra từ ngày 18-19/6/2025 tại Hà Lan. Trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời chia sẻ tham luận tại diễn đàn ngành sữa toàn cầu này. Phần trình bày được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.
Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk'
Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).