Em trai Phạm Công Danh bất ngờ thoát trách nhiệm hình sự

Thứ bảy, 05/05/2018, 12:17 PM

Công an xác định có cơ sở đánh giá hành vi của ông Phạm Công Trung là đồng phạm, giúp sức cho ông Phạm Công Danh trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB) nhưng

can-lam-ro-vai-tro-cua-pham-cong-trung-trong-dai-an-vncb
Ông Phạm Công Trung tại tòa.

Liên quan đến kết luận điều tra bổ sung vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mà CQCSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất, công an xác định, ông Phạm Công Trung (em trai ông Phạm Công Danh) đã thành lập các công ty (không hoạt động), giúp anh trai mình dùng các pháp nhân để vay vốn.

Ông Trung cũng chỉ đạo cháu mình ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, giúp Phạm Công Danh vay tiền của BIDV. Kết luận điều tra khẳng định có cơ sở đánh giá hành vi của ông Phạm Công Trung là đồng phạm, giúp sức cho ông Phạm Công Danh.

Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ tội “Cố ý làm trái…”; ông Trung đang điều hành công ty Thiên Thanh, Cty này đang hoạt động bình thường, phối hợp với công an giải quyết vấn đề dân sự của vụ án. Vì vậy, cơ quan điều tra không xem xét xử lý hình sự với Phạm Công Trung.

Vụ án này đã được đưa ra xét xử tuy nhiên bị TAND TP Hồ Chí Minh trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ngày 20/3, Vụ 3 thuộc VKSND Tối cao ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an, yêu cầu củng cố tài liệu, chứng cứ với các đối tượng liên quan trong vụ án chưa khởi tố, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm 

Sau khi làm rõ vụ việc, phía công an kết luận, hành vi của các đối tượng liên quan tại Sacombank, TPBank và BIDV đã được làm rõ, đã khởi tố hoặc kiến nghị xử lý hành chính khiêm khắc. Kết quả xác minh không phát sinh các tình tiết mới nên công an giữ nguyên quan điểm xử lý trước đây.

Trước đó, VKSND Tối cao đã truy tố Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch VNCB, Chủ tịch Cty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh; Trầm Bê (SN 1959) – nguyên Phó chủ tịch HĐQT Sacombank và 44 đồng phạm về tội “Cố ý làm trái…”.

Ông Phạm Công Danh và các đồng phạm bị cáo buộc đã sử dụng tiền của VNCB bảo lãnh cho 29 lượt công ty  do Danh thành lập để vay tiền từ Sacombank, TPBank và BIDV. Ông Danh đã dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên để bảo lãnh, cầm cố các khoản vay sau đó bị 3 ngân hàng thu hồi nợ từ số tiền gửi này với tổng số hơn 6.126 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền vay được từ 3 ngân hàng, Phạm Công Danh đã sử dụng vào mục đích riêng. Do đó, các bị cáo đã khiến VNCB thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng.

 

Đề nghị truy tố Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng đồng phạm

Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ vay vốn khống, rút hơn 6.000 tỷ đồng của ngân hàng Xây dựng (do ông Danh lãnh đạo) rồi gửi tiền sang 3 ngân hàng khác nhằm bảo lãnh và trả nợ các khoản vay của các công ty ông Danh thành lập.

 

Hành vi Phạm Công Danh có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, trả hồ sơ điều tra bổ sung

Sau 5 ngày nghị án, sáng nay 7/2, HĐXX đại án VNCB giai đoạn 2 đã quyết định trả lại VKS hồ sơ để điều tra bổ sung.

 

Nhiều vấn đề nóng trong phiên tòa xét xử Trầm Bê, Phạm Công Danh

Số tiền 6.120 tỉ đồng sẽ thu hồi từ đâu để khắc phục hậu quả vụ án? Trầm Bê có được xem xét chuyển đổi tội danh hay không?... Nhiều vấn đề trong vụ án này đang chờ phán quyết từ HĐXX vào ngày 7/2.