Giá dầu trong năm 2022 đã tăng bao nhiêu?
Giá năng lượng là chủ đề được chú ý nhiều nhất trong năm 2022, nhất là do giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng mạnh mẽ, kéo giá điện bán buôn trong khu vực tăng theo. Nhưng giá một thùng dầu Brent đã thực sự tăng bao nhiêu trong năm 2022?

Tăng bình quân 42,6%
Vào thời điểm chốt phiên châu Âu, giá trung bình của một thùng dầu Brent trong năm 2022 là 100,76 USD. Con số này cao hơn 42,6% so với năm 2021 (70,68 USD/thùng) và gần 2,5 lần mức giá của năm 2020 - một năm khủng hoảng vì dịch COVID-19 (41,75 USD/thùng). Nhìn chung, giá trung bình hàng năm của dầu Brent đã không vượt qua mốc 100 USD/thùng kể từ năm 2013 (108,63 USD/thùng).
Vào tháng 12/2022, giá trung bình hàng tháng của dầu Brent đã chốt ở mức 80,9 USD/thùng. Vào tháng 1/2022, giá dầu trung bình đạt 86,5 USD/thùng.
Tháng 6/2022: Giá dầu Brent đạt đỉnh
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong nửa đầu năm 2022, giá dầu (cả Brent lẫn WTI) đã tăng đáng kể, nhất là vào giai đoạn ngay sau khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra. Nhà phân tích Jimmy Troderman của EIA cho biết: “Vào ngày 8/3/2022, sự kết hợp giữa sự kiện chiến tranh Nga - Ukraine và trữ lượng tồn kho dầu thô toàn cầu đạt mức thấp đã đẩy giá dầu thô lên mức cao nhất, tính từ năm 2014. Giá cũng đã được điều chỉnh theo lạm phát”.
Vào tháng 10/2022, ông Jacques Percebois - giáo sư danh dự tại Đại học Montpellier (Pháp) lưu ý: “Tình trạng thiếu đầu tư vào hoạt động thăm dò – khai thác trên toàn thế giới đã làm nổi bật hiện trạng thắt chặt nguồn cung. Thêm vào đó, quyết định của 23 quốc gia thành viên OPEC+ (dẫn đầu là Ả Rập Xê-út và Nga) cũng có ảnh hưởng lên giá cả”.
Vào tháng 6/2022, giá dầu Brent đạt đỉnh cao nhất trong năm, với con số 122,7 USD/thùng - mức cao nhất từng được ghi nhận từ tháng 3/2012 (125,45 USD/thùng).
Bóng ma suy thoái kinh tế và vấn đề kho dự trữ chiến lược trong nửa cuối năm
Ngược lại, trong nửa cuối năm 2022, giá dầu đã suy giảm. Ông Guy Maisonnier – nhà kỹ sư kinh tế của Viện nghiên cứu năng lượng IFP New Energies lý giải: “Do hoạt động xuất khẩu của Nga đã ổn định trở lại (hạn ngạch xuất khẩu sang phương Tây giảm, nhưng sang Trung Quốc và Ấn Độ thì tăng)”.
Theo EIA, nhiều thị trường cũng đã thấy được tình trạng sụt giảm nhu cầu, xuất phát từ nỗi lo ngại về suy thoái kinh tế và chính sách phòng, chống dịch COVID-19 gắt gao của Trung Quốc. Do đó, vào ngày 8/12, giá dầu Brent đã chạm mức thấp nhất trong năm: 75 USD/thùng.
Mỹ cũng đã mở kho dự trữ dầu chiến lược quốc gia rất nhiều lần, nhằm đảm bảo nguồn cung và giảm giá xăng dầu. Theo dữ liệu của EIA, tính đến giữa tháng 10/2022, trữ lượng dầu còn lại từ những kho dự trữ dầu chiến lược chỉ còn 405 triệu thùng dầu thô. Đây là “mức thấp nhất” từng được ghi nhận trong nước từ tháng 6/1984.
Đáng chú ý, trong năm 2022, khoảng cách chênh lệch giá giữa giá dầu Brent và giá dầu WTI đã tăng (cách nhau 5 USD/thùng trên sàn giao dịch châu Âu, so với 3 USD/thùng trong năm 2021). Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệnh: Các nước châu Âu đi tìm kiếm những nguồn cung dầu thay thế cho Nga; đồng USD trở nên mạnh hơn, khiến giá dầu thô nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

Châu Á 'đổ mồ hôi' vì nắng nóng
27/05/2023, 06:55
Nga đang vẽ lại bản đồ dòng chảy dầu mỏ toàn cầu
25/05/2023, 16:41
Gói trừng phạt mới với Nga sẽ hoàn toàn khác so với trước đây?
23/05/2023, 07:30
Thế cục Syria hiện giờ ra sao?
06/05/2023, 06:35
OPEC+ sẽ triệu tập họp mặt vào tháng 6
05/05/2023, 07:31
Mỹ: Thu giữ và lưu trữ carbon có ý nghĩa thương mại không?
04/05/2023, 07:05Nga tăng sản lượng khai thác vàng
Tháng 3/2023, sản lượng khai thác vàng của Nga tăng vọt lên 26,5%.
Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?
Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.
Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?
Vào tuần qua, Nga đã nắm quyền kiểm soát một phần tài sản trên đất Nga của tập đoàn năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức), đồng thời cảnh báo về khả năng thu giữ thêm nhiều tài sản khác. Cả hai doanh nghiệp này đều vận hành nhiều nhà máy điện ở Nga.
Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội
Một kho chứa dầu ở thành phố Sevastopol đã bốc cháy dữ dội, nghi bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công sáng 29/4.
3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay
Trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hàn. Thông qua sự kiện này, Hàn Quốc mong muốn Mỹ đưa cam kết bảo vệ họ khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, còn Mỹ thì mong muốn Hàn Quốc ủng hộ lợi ích của Mỹ trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung - Nga.
Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây
Điện Kremlin đe dọa tịch thu thêm tài sản của các công ty nước ngoài để đáp trả động thái của các nước phương Tây chống lại các công ty Nga hôm thứ Tư sau khi nước này tạm thời nắm quyền kiểm soát hai công ty châu Âu.
Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?
Công ty nhà nước Rosatom của Nga là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu.
Con đường nào đưa dầu Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ
Trong tháng 4, theo thông tin của giới thương nhân và Reuters, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua phần lớn dầu của Nga với mức giá cao hơn mức trần mà phương Tây đã ấn định, tức trên 60 USD/thùng.
Rút kho dự trữ dầu quá nhanh, chính quyền Mỹ nói gì?
Hạ viện Mỹ - do Đảng Cộng hòa nắm quyền, đã bày tỏ lo ngại về hành động rút cạn nguồn dầu mỏ khỏi Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, gây hư hại đến cấu trúc mỏng manh của hệ thống hang động muối. Tuy nhiên, đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, đây là một nhận định thiếu cơ sở.