Giá xăng dầu tăng vọt sau khi OPEC và Nga giảm sản lượng kỷ lục

Thứ hai, 13/04/2020, 09:32 AM

Giá xăng dầu 13/4 tăng vọt khi các nhà đầu tư cân nhắc liệu thỏa thuận lịch sử của các nhà sản xuất lớn nhất thế giới có đủ để ổn định thị trường bị đại dịch xáo trộn hay không.

Giá xăng dầu sau khi OPEC và Nga đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục.

Giá xăng dầu sau khi OPEC và Nga đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục.

Giá xăng dầu 13/4 tăng khi Nga và các quốc gia sản xuất dầu mỏ khác (OPEC+) đã đồng ý kế hoạch cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày bắt đầu từ tháng Năm, chấm dứt cuộc chiến giá cả giữa hai bên. 

Nhóm sản xuất dầu này đã đạt được thỏa thuận sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng và sau khi Mexico từ chối xác nhận thỏa thuận ban đầu đạt được hôm 9/4.

Mỹ, Brazil và Canada cũng sẽ cùng giảm thêm 3,7 triệu thùng sản lượng và Nhóm G20 sẽ cắt giảm thêm 1,3 triệu thùng. 

Trước thông tin trên, giá xăng dầu đã ngay lập tức nhích lên. Dầu thô West Texas Intermediate (WTI) tăng 7,7% ở mức 24,52 USD/thùng. Dầu thô Brent tăng 5% lên 33,08 USD/thùng. Brent đã mất 7,7% trong tuần trước và đã giảm so mạnh so với 66USD/thùng vào cuối năm ngoái. WTI giảm gần 20% trong tuần trước.

Giá xăng dầu rơi tự do kể từ giữa tháng Hai khi một số nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào tình trạng bị phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. 

Thỏa thuận OPEC + có thể không đủ để ổn định thị trường nơi mà tổn thất nhu cầu có thể lên tới 35 triệu thùng mỗi ngày và không gian lưu trữ đang nhanh chóng cạn kiệt. Tập đoàn Goldman Sachs gọi là thỏa thuận này là lịch sử nhưng chưa đủ. Nó sẽ chỉ khiến sản lượng thực tế giảm 4,3 triệu thùng mỗi ngày so với mức của quý đầu tiên. Trong khi đó, nhu cầu trong tháng Tư và tháng Năm giảm ở mức trung bình 19 triệu thùng mỗi ngày.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump cảnh báo sẽ áp đặt thuế quan dầu mỏ và các biện pháp khác nếu Arab Saudi không khắc phục được vấn đề dư cung của thị trường. Giá xăng dầu thấp đã khiến ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ, lớn nhất thế giới, gặp khó khăn nghiêm trọng.

Amrita Sen, chuyên gia phân tích dầu khí tại công ty tư vấn Energy Aspects, cho biết, đây là một thỏa thuận lịch sử. Nhưng việc cắt giảm này sẽ cần được thực hiện trong nhiều tháng nếu phải là một năm để có thể giải quyết vấn đề.

Bài liên quan