Giải pháp phát triển cây chanh leo bền vững • Kỳ II: Tuân thủ kỹ thuật, linh hoạt liên kết
Đồng hành cùng doanh nghiệp, tỉnh Sơn La quyết tâm phục hồi vùng nguyên liệu với những giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn.
Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc là một trong 6 đơn vị được tỉnh trao quyết định chứng nhận đầu tư cho phép triển khai xây dựng Nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh và được tỉnh cho phép triển khai dự án mở rộng vùng nguyên liệu chanh leo. Công ty đã xây dựng Nhà máy chế biến chanh leo rau, củ quả với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, đi vào hoạt động từ năm 2019, các sản phẩm chanh leo trồng ở Sơn La được Công ty thu mua, chế biến xuất khẩu sang các nước: Pháp, Thụy Sỹ, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc. Đồng hành cùng doanh nghiệp, tỉnh Sơn La quyết tâm phục hồi vùng nguyên liệu với những giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn.
Cơ cấu lại liên kết sản xuất
Sau hơn 6 năm phát triển vùng nguyên liệu chanh leo, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc đã triển khai chuỗi liên kết sản xuất với việc xây dựng hệ thống HTX, tổ hợp tác chân rết phân bố hầu khắp các địa phương để phát triển theo chuỗi giá trị khép kín, từ cung ứng cây giống, đến hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; triển khai mô hình trồng chanh leo theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP bằng nhiều phương thức vốn khác nhau, như: vốn ngân sách + người dân + công ty; vốn công ty + hợp tác xã + người dân; vốn công ty + người dân + quỹ Great...

Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ quả Nafoods Tây Bắc.
Tuy nhiên, trước thực tế chuỗi liên kết bị gián đoạn như đã nêu ở bài trước, đã khiến Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc luôn bị động trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị nhân sự sản xuất vì không thống kê được diện tích sản xuất thực tế; nguồn nguyên liệu không ổn định. Công ty buộc phải cắt giảm nhân sự, lao động, từ chỗ trên 100 lao động, nay giảm còn vài chục người. Ông Lê Hoài Hưng, Giám đốc Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc cho biết: Từ khi đưa Nhà máy đi vào hoạt động đến nay, nguyên liệu ít, nguồn cung cạnh tranh khốc liệt, Công ty phải tự đầu tư xe vào tận vườn để thu mua nguyên liệu chế biến để trả đơn hàng cho khách, nhưng vẫn luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng. Nhà máy hiện không chỉ sản xuất chanh leo mà còn sản xuất dứa từ nguồn nguyên liệu của Mường Chà, tỉnh Điện Biên và Thanh Hóa.

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chanh leo cho người dân xã Đông Sang, huyện Mộc Châu.
Nhận thấy việc phát triển chanh leo theo chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm không còn phù hợp, Nafoods Tây Bắc đã cơ cấu lại liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm thông qua các đại lý. Theo ông Mai Văn Quang, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc thì hợp tác với các đại lý có ưu điểm linh hoạt hơn. Công ty căn cứ nhu cầu sản xuất của nhà máy để liên hệ đặt hàng đại lý theo từng ngày, nhà máy thanh toán tiền cho đại lý, còn đại lý thu mua của dân và trực tiếp trả tiền cho dân.
Tuân thủ khuyến cáo tránh rủi ro
Sau 2 năm “trầm lắng”, hiện, nhiều hộ dân đang quay trở lại trồng chanh leo. Vì niên vụ 2021, nhu cầu chanh leo của thị trường trong nước và ngoài nước tăng cao, được giá. Cộng với việc, nhiều diện tích chanh leo bị bệnh trước đó, đã đủ thời gian phục hồi, trồng lại. Cùng với đó, ngoài Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, có Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đồng Giao cũng thu mua chanh leo để chế biến, khiến tâm lý người trồng yên tâm hơn.
Ông Mai Văn Quang, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, cho biết: Để đủ nguyên liệu cho nhà máy chế biến, phải duy trì 3.000 - 4.000 ha chanh leo. Năm 2022, Công ty dự kiến trồng khoảng 400 - 500 ha chanh leo tại huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn. Từ đầu năm đến nay, thông qua các đại lý, Công ty đã trồng 200 ha.
Đặc biệt, ông Quang phân tích thêm việc hạn chế nấm bệnh của chanh leo phải trồng luân canh. Vòng đời cây chanh leo ngắn, chỉ 3 năm và rất dễ bị nhiễm bệnh, virut, nên phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật trồng, chăm sóc. Khi vườn chanh leo bị bệnh phải phá bỏ, để đất nghỉ từ 1-3 năm mới trồng lại. Như vậy, sẽ chủ động cả diện tích luân canh trồng chanh leo mới.

Người dân Mộc Châu chăm sóc chanh leo mới trồng.
Anh Nguyễn Duy Nhất, Giám đốc HTX nông sản Nhất Nhất, ở tiểu khu Bó Bun, thị trấn nông trường Mộc Châu gắn bó với cây chanh leo, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc loại cây trồng này. Anh chia sẻ: Nếu vườn chanh leo bị bệnh mà xung quanh không có hộ nào trồng chanh leo thì phá bỏ, tiêu hủy và cho đất nghỉ khoảng 9 tháng đến 1 năm; còn những vườn chanh leo trồng tập trung, khi nhiễm bệnh, để đất nghỉ 2-3 năm. Trong thời gian đó, trồng cây mầu khác để tăng thu nhập và cải tạo lại đất.
Anh Nhất cũng lưu ý người dân, phải mua giống chanh leo ở những địa chỉ tin cậy, không mua cây giống không rõ nguồn gốc. Giống chanh leo anh Nhất luôn chọn trồng là giống Đài Nông 1. Thông thường mọi người trồng 1 cây/hố nhưng anh Nhất trồng 2 cây/hố, hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 3 m. Vì vậy, cây leo phủ kín giàn, cho sản lượng cao hơn. Năm 2021, với 6.000 m 2 đất thuê ở bản Áng, xã Đông Sang để trồng chanh leo theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng hệ thống tưới phun sương và tự động, vụ đầu chanh leo bán được giá 30.000 đồng/kg, thu nhập trên 200 triệu đồng. Năm nay, dự kiến thu khoảng 15-20 tấn, nếu được giá như năm trước, thu nhập từ 300-400 triệu đồng.
Trở lại vấn đề về “bệnh” của cây chanh leo, là nguyên nhân chính làm diện tích giảm mạnh, khiến nhiều người “sợ” chưa dám quay lại trồng. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh nghiên cứu về nấm bệnh cây chanh leo. Năm 2019, Thạc sĩ Dương Gia Định, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chủ nhiệm đề tài cùng nhóm tác giả thực hiện Đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng, chống các loài sâu bệnh chính trên cây chanh leo theo hướng tổng hợp tại Sơn La”. Kết quả, sau 2 năm nghiên cứu đã tìm ra một số giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây chanh leo.
Ông Dương Gia Định thông tin: Kết quả nghiên cứu có 15 loài sinh vật gây hại (bệnh hại 7 loài; sâu và nhện hại 8 loài). Đối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại cây chanh leo là bọ trĩ, nhện, bệnh đốm nâu, đốm xám, thán thư, thối quả. Qua thử nghiệm 5 loại thuốc, gồm Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil Gold 68ƯG...), Azoxystrobin 200g/l + Difenoconazole 125g/l (Amistartop 325SC...) Propineb (Antracol 70WP...) trên 2 loại bệnh đốm nâu (Alternaria sp) và bệnh đốm loang dầu (Phytopthoranicotianae). Bước đầu đánh giá, các loại thuốc trên đều có tác dụng kìm hãm sự phát sinh và phát triển của bệnh.
Vực dậy vùng nguyên liệu
Thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, ngày 10/5/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 860/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Phát triển lĩnh vực trồng trọt theo hướng an toàn và bền vững, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, đặt ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích trồng cây chanh leo là 4.260 ha, sản lượng 38.740 tấn; đến năm 2030, diện tích 5.000 ha, sản lượng 50.000 tấn; diện tích chanh leo phục vụ chế biến và xuất khẩu năm 2025 là 1.500 ha, đến năm 2030 là 2.000 ha.

Dây chuyền sục rửa chanh leo tại Nhà máy của Nafoods Tây Bắc.
Ông Long Trung Tâm, Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, thông tin: Cây chanh leo vẫn được huyện đánh giá là cây trồng cho thu nhập cao, đầu ra ổn định do đã có nhà máy thu mua. Tuy nhiên, trồng chanh leo phải đảm bảo điều kiện đầu tư và kỹ thuật cao thì mới đạt hiệu quả. Huyện Mộc Châu đang tiếp tục chỉ đạo liên kết phát triển cây chanh leo theo hình thức luân canh và tập trung trồng chanh leo tại các xã vùng cao.

Công nhân Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ quả Nafoods Tây Bắc chế biến mứt chanh leo.
Để đạt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu chanh leo như Đề án, bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Sở đang tiếp tục phối hợp với UBND các huyện hỗ trợ thành lập, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác. Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, HTX, hộ dân tuân thủ cam kết hợp đồng sản xuất, thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trồng chanh leo nắm bắt phương thức phòng trừ các sinh vật hại cây; tiếp tục rà soát, liên kết với nông dân, đầu tư xây dựng phát triển vùng nguyên liệu gắn với đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế và sản xuất bền vững.
Với sự nỗ lực vào cuộc của tỉnh, các sở, ngành và Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, cùng những bài học rút ra sau những thăng trầm của cây canh leo trong thời gian qua, sẽ là cơ sở để tỉnh ta nhanh chóng phục hồi vùng nguyên liệu chanh leo, tạo được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp, HTX và người dân theo đúng nghĩa “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, hướng đến xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông sản bền vững.
TIN LIÊN QUAN
-
Khát vọng chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp
-
Mắc ca - Thúc đẩy phát triển xanh, nhanh, bền vững cho vùng cao: Kỳ I: Nhân lên màu xanh những cánh rừng
-
Mắc ca–Thúc đẩy phát triển xanh, nhanh, bền vững cho vùng cao: Kỳ II: Chủ trương đúng, trúng và bài bản, có lộ trình
-
Giải pháp phát triển cây chanh leo bền vững • Kỳ I: Những thăng trầm

Thời điểm vàng để trải nghiệm vé SkyBoss Business cùng Vietjet
26/05/2023, 11:36
Giá xăng dầu đồng loạt tăng gần 500 đồng/lít
23/05/2023, 07:27
Nơi tìm lại tuổi thơ cho trẻ em phố thị
22/05/2023, 14:31
'Bí mật' của những người được thiên nhiên 'chữa lành' ở Ecopark
21/05/2023, 11:29
Doanh số 'sa sút', Bộ Công Thương vẫn muốn giảm 50% phí trước bạ ô tô
20/05/2023, 07:52Công ty TNHH Giầy Athena Việt Nam - chi nhánh Nga Sơn bị phạt 300 triệu đồng
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Giầy Athena Việt Nam - chi nhánh Nga Sơn, Khu làng nghề, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn vì đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần, không có giấy phép môi trường.
Sống giữa miền xanh Hanoi Melody Residences
Không gian xanh trong lành cùng hệ tiện ích phong phú, cuộc sống cân bằng giữa nhịp sôi động và khoảnh khắc bình yên, tốt cho sức khỏe là điều mà cư dân sẽ tìm thấy khi an cư tại Hanoi Melody Residences.
Trẻ con Ecopark có tuổi thơ của 'thời ông bà, cha mẹ'
Có câu rằng: Trẻ em là những nhà khoa học bẩm sinh. Thiên nhiên chính là kho báu để những "nhà khoa học" này khai quật, trải nghiệm cảnh quan, âm thanh và kết cấu của mọi sự vật bên ngoài. Trẻ được sống trong môi trường gần gũi với tự nhiên sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Bay càng nhiều, tích điểm đổi quà thỏa thích với Vietjet SkyJoy
Chào hè rực rỡ, Vietjet ra mắt chương trình Khách hàng thân thiết SkyJoy với siêu ưu đãi hấp dẫn, tích lũy và đổi điểm thưởng bất tận: đổi vé máy bay và dịch vụ từ hơn 250 thương hiệu được yêu thích tại Việt Nam trong lĩnh vực ăn uống, nghỉ dưỡng, mua sắm. Bay càng nhiều, tích điểm càng cao và đổi quà thỏa thích với Vietjet SkyJoy tại website https://skyjoy.vietjetair.com/.
Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6,5%
Ngân hàng Standard Chartered đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm nay về mức 6,5%, so với mức 7,2% được đưa ra hồi tháng 3/2023.
Lập kì tích vô địch SEA Games, tuyển bóng đá nữ nhận ngay 1 năm bay miễn phí từ Vietjet
Tối 15/5, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã giành chiến thắng thuyết phục trước đội tuyển Myanmar, lần thứ 4 liên tiếp vô địch SEA Games.
Vinamilk dẫn đầu Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022 của CareerBuilder
Liên tục triển khai những chính sách tiên tiến hướng đến hoàn thiện môi trường làm việc, đem lại cơ hội phát triển cho người lao động ngay cả trong những giai đoạn thách thức của nền kinh tế, công ty Vinamilk được tổ chức Career Builder bình chọn là doanh nghiệp dẫn đầu trong Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2022.
TP.HCM: Gamuda Land vẫn chưa đóng 514 tỷ đồng theo kết luận của Thanh tra Chính Phủ
Dự án Chung cư Ruby Celadon City của Công ty CP Gamuda Land làm chủ đầu tư hiện có 927 căn chưa được cấp sổ hồng do chủ đầu tư chưa thực hiện đóng 514 tỷ đồng truy thu theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Các loại xăng dầu giảm mạnh tới 1.320 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết, giá các loại xăng dầu thông dụng tiếp tục được giảm mạnh từ 556 - 1.320 đồng/lít.