Giữ nguyên thuế BVMT đối với xăng dầu chưa phải giải pháp tối ưu để ổn định thị trường
GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng việc giữ nguyên thuế BVMT đối với xăng dầu trong năm 2023 không phải giải pháp tối ưu để ổn định thị trường.
Giảm thuế BVMT không phải giải pháp tối ưu
Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc giữ nguyên mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) ở mức 1.000 đồng/lít đối với xăng và 500 đồng/lít đối với dầu diesel trong năm 2023.
Bộ Tài chính dự báo giá các mặt hàng xăng dầu thành phầm trong năm 2023 giảm so với giá bình quân năm 2022 nhưng vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. Trong bối cảnh tình hình thị trường xăng dầu thế giới vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động đến thị trường xăng dầu trong nước. Do đó, cần phải có giải pháp để góp phần ổn định giá xăng dầu, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2023.
Ngày 7/12/2022, trao đổi với Kinh tế Môi trường trước đề xuất mới của Bộ Tài chính, TS.Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng: “Việc giảm thuế BVMT có thể giảm một phần chi phí giá xăng dầu tuy nhiên điều này không thực sự cần thiết và chỉ có tác động trong một giai đoạn nhất định. Trong giai đoạn này, chính sách giảm thuế dường như chỉ mang tính động viên và chỉ có tác động giới hạn do thị trường xăng dầu thế giới đang diễn biến rất nhanh mà mạnh”.
TS.Lê Đăng Doanh cho hay, hiện nay nước ta vẫn có đợt điều chỉnh giá xăng định kỳ 10 ngày một lần. Vì vậy, cần có sự khảo sát, nghiên cứu và làm rõ về các nguyên nhân khiến thị trường xăng dầu bất ổn định và đưa ra giải pháp khắc phục.
Đồng quan điểm, GS.TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển cũng cho rằng, giảm thuế BVMT không phải là giải pháp tốt nhất.
Hồi tháng 3 - 4/2022, thị trường xăng dầu trong nước có nhiều biến động, người dân tại nhiều tỉnh thành phải xếp hàng mua xăng do lo ngại giá lên cao. Đến tháng 7/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết giảm thuế BVMT với xăng dầu và mỡ nhờn. Cụ thể giảm 1.000 đồng/lít thuế BVMT với xăng (trừ etanol) giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít. Nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít. Dầu diesel giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít. Dầu hỏa giữ mức thuế 300 đồng/lít.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh này không mang lại tác động quá lớn giúp ổn định thị trường trong thời gian giá xăng thế giới tăng mạnh. Giai đoạn từ tháng 9 - 11/2022 tiếp tục diễn ra tình trạng khan hiếm xăng dầu ở nhiều nơi. Tình trạng người dân xếp hàng mua xăng dầu trong đêm một lần nữa diễn ra trong năm, giá xăng thời điểm này cũng có nhiều biến động khi có thời điểm tăng 8 đợt liên tiếp.
GS.TS Đặng Đình Đào nhận xét: “Việc giảm thuế BVMT với xăng dầu là hoàn toàn không hợp lý. Thị trường xăng dầu bất ổn bắt nguồn từ công tác quản lý của Bộ Công thương và Bộ Tài chính chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào giá xăng dầu trên thị trường thế giới”.
Tại sao Việt Nam không tìm các nguồn xăng dầu rẻ, ổn định hơn?
Theo GS.TS Đặng Đình Đào, để ổn định thị trường xăng dầu trong nước 2023, cần có nhiều giải pháp hơn ngoài việc giảm các loại thuế đối với mặt hàng này. Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển chỉ ra 4 vấn đề của thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay và các giải pháp khắc phục:
Thứ nhất, cần phát huy tiềm lực xăng dầu trong nước. Hiện nay, Việt Nam đã có thể tự sản xuất xăng dầu trong nước và thậm chí còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài với giá thành thấp hơn. Vậy tại sao nguồn cung vẫn thiếu hụt trong khi nguồn xăng dầu trong nước đã đáp ứng đến 70% - 80% nhu cầu thị trường.
Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, kế hoạch sản xuất xăng dầu của 2 nhà máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn trong quý 3 dự kiến sản xuất 3,9 triệu m3 (chiếm 72% tổng nhu cầu) và quý 4 dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3 (chiếm 80% tổng nhu cầu).
GS.TS Đặng Đình Đào thắc mắc: “Tại sao Việt Nam không tìm các nguồn xăng dầu rẻ, ổn định hơn mà vẫn cố chấp với các thị trường xăng dầu trong khu vực như Singapore hay Hàn Quốc? Trước đây, các nước EU toàn bộ đều nhập khẩu nguồn xăng dầu từ Nga với mức giá rẻ hơn. Nếu nhập khẩu xăng dầu từ đây, Việt Nam có lợi thế về các con đường vận chuyển: đường bộ, đường sắt”.
Thứ hai, nâng cao công tác quản lý hệ thống kinh doanh xăng dầu trong nước. Cần thực sự xây dựng các chính sách đi vào đời sống người dân chứ không còn mang tính lý thuyết nữa. Bộ Công Thương cần đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế số trong hoạt động quản lý hệ thống kinh doanh xăng dầu trong nước, kịp thời nắm bắt thông tin để có thể đưa ra các phương án ứng xử trong từng diễn biến. Đồng thời cũng cần kiểm soát chặt chẽ công tác này, tránh tình trạng khai gian, ôm hàng, đầu cơ tích trữ gây nhũng loạn thị trường xăng dầu.
Ngoài ra, rà soát lại hệ thống kinh doanh xăng dầu nội địa, xây dựng “luật chơi” rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên tham gia. Đồng thời, đảm bảo tự do kinh doanh xăng dầu trong khuôn khổ quản lý của nhà nước, siết chặt công tác quản lý để hạn chế các vấn đề tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu nhất là trong giai đoạn thị trường có nhiều biến động mạnh.
Thứ ba, xây dựng hệ thống kho dự trữ xăng dầu quốc gia. Các cơ quan liên quan cần tính toán, tìm hiểu căn cơ vấn đề từ đó xây dựng hệ thống dự giữ dầu quốc gia thay vì dự trữ tại các đơn vị kinh doanh xăng dầu như hiện nay.
GS.TS Đặng Đình Đào, khẳng định: “ Với hệ thống kho dự trữ xăng dầu quốc gia, các cơ quan chức năng có thể dễ dàng kiểm soát tình hình xăng dầu trong nước. Khi xăng, dầu thế giới ở mức thấp có thể tăng số lượng nhập. Việc đảm bảo kho dự trữ xăng dầu quốc gia sẽ góp phần ổn định giá xăng dầu và giảm tính phụ thuộc vào thị trường xăng dầu thế giới”.
An Phú Gia (APGcons) gian lận bằng kỹ sư xây dựng, liệu có bị cấm thầu?
24/12/2024, 15:43Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
21/12/2024, 12:58Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường
21/12/2024, 12:56Đòn bẩy lớn nhất của bức tranh kinh tế năm 2024 là nỗ lực hoàn thiện thể chế
Đây là nhận định của TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trao đổi với PetroTimes, khi nói về yếu tố kích hoạt động lực tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Hà Nội tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo phòng, ban chức năng kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn.
Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại ASEAN đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, bất chấp những thách thức kinh tế hậu đại dịch.
T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024 của cả nước tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực; dự kiến đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024.
Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng tiêu tốn nhiều điện năng cho các trung tâm dữ liệu thì trí tuệ nhân tạo AI xanh hứa hẹn sẽ đảo ngược xu hướng này.
Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
Dự báo thời tiết 12/12, miền Bắc đón nhận đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống. Đợt không khí lạnh này còn khiến thời tiết thay đổi chóng mặt, đặc biệt là miền Trung.
Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.
Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các nhà băng ngày càng quan tâm.