Gỡ điểm nghẽn nhà ở xã hội

Thứ năm, 21/02/2019, 17:33 PM

Nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 33% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020. Điểm nghẽn nhà ở xã hội chính là tín dụng cho vay mua nhà.

go-diem-nghen-nha-o-xa-hoi
Khu nhà ở xã hội tại Bình Dương với giá khoảng 150 - 300 triệu đồng/căn - Ảnh: Đình Sơn

Tại Việt Nam, nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng bức thiết bởi đang bước vào cơ cấu dân số vàng với 70% dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 19 tuổi. Điển hình, tại hai đô thị lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang bùng nổ nhu cầu nhà ở, trong khi quỹ đất để phát triển xây dựng nhà ở, giao thông và các dịch vụ tiện ích đều đang thiếu hụt nghiêm trọng.  Để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của người dân, năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020.

Đến thời điểm này, phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 33% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 cần có 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội.

Nhiều người thu nhập thấp, công nhân tại các khu công nghiệp chưa có chỗ ở thì ở một vài dự án đang triển khai, chủ đầu tư bế tắc vì cạn vốn, đặc biệt là sau khi gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng kết thúc.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhiện guồn vốn đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là việc bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

Tính đến thời điểm này, đã gần hai năm Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có hàng loạt văn bản hướng dẫn cho gói vay mới ưu đãi dành cho nhà ở xã hội ở Ngân hàng Chính sách xã hội nhưng đến nay, nguồn vốn vẫn ở trạng thái "hãy đợi đấy".

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), phân tích hiện có rất nhiều điểm nghẽn trong chương trình phát triển nhà ở xã hội. Điểm nghẽn lớn nhất chính là nguồn vốn tín dụng, cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia nhà ở xã hội, trong đó có việc chấm dứt gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội mà chưa có nguồn vốn mới. Điểm nghẽn thứ hai là chính sách tín dụng cho nhà ở xã hội.

Một điều cũng cần ghi nhận là tại một số dự án đang "ế ẩm" không bán được cũng là do gói tín dụng ưu đãi dành cho người mua nhà không còn, nên có những khách hàng muốn mua cũng đành "lực bất tòng tâm", không thể vay thương mại để mua nhà ở xã hội, vì vay xong họ không biết lấy gì trả lãi hàng tháng.

Nguyên nhân nhà ở xã hội ế do giá nhà ở các thành phố lớn vẫn quá cao so với thu nhập bình quân của người dân khiến người có thu nhập trung bình và những người trẻ tuổi còn nhiều hạn chế.

Cùng với đó, tâm lý muốn sở hữu căn hộ thay vì thuê nên người dân không tìm đến nhà ở xã hội khi chưa đủ tiền. Để kích cầu nhà ở xã hội cần khuyến khích người dân bằng cách giảm giá cho thuê nhà ở xã hội từ đó  thay đổi quan điểm sở hữu nhà ở sang có chỗ ở (thuê nhà). Đây cũng là xu hướng chung trên thế giới và đang dần phổ biến tại Việt Nam.

Mới đây, trong một báo cáo gửi Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội nêu một loạt những bất cập khiến nhà ở xã hội (gồm nhà để bán, cho thuê và cho thuê mua) khó phát triển trên địa bàn.

Đồng thời, UBND TP. Hà Nội cũng đưa ra một số kiến nghị về cơ chế chính sách ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, Hà Nội kiến nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng nghiên cứu ban hành nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa, nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia, giảm gánh nặng cho ngân sách để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho thuê, cho thuê mua, nhất là nhà ở cho công nhân, sinh viên.

Nghiên cứu các mô hình đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách và ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù như phát triển mô hình liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp và đối tượng thu nhập thấp.

Ngoài ra, Hà Nội còn kiến nghị cho phép thành phố chỉ định chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đối với các nhà đầu tư đã được lựa chọn lập quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500. Nghiên cứu miễn giảm thủ tục cấp phép xây dựng các công trình thuộc dự án nhà ở xã hội.

 

Bộ Công Thương tăng trần giá phát điện 2019 lên tới 1.896,05 đồng/kWh

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 281 về việc ban hành khung giá phát điện năm 2019. Theo đó giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện dao động từ 1.677,02 đến 1.896,05 đồng/kWh

 

Bộ Giao thông Vận tải: Grab, Vasto, FastGo đều được coi là taxi?

Theo dự thảo lần thứ 7 của Bộ Giao thông Vận tải về kinh doanh vận tải bằng ô tô dưới 9 chỗ ứng dụng hợp đồng điện tử Grab, FastGo, Vato... sẽ được coi là taxi.

 

Lãi suất chơi phường, hụi không vượt quá 20%/năm

Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường quy định lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm.