Hà Giang xin xây trụ sở 700 tỷ đồng: ‘Cái áo không làm nên thầy tu’

Thứ năm, 26/04/2018, 13:46 PM

Theo ông Trần Quốc Thuận – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trụ sở hoành tráng không liên quan đến hiệu quả công việc, nói cách khác “cái áo không làm nên thầy tu”.

nhan-tro-cap-80-tu-trung-uong-ha-giang-van-xin-xay-tru-so-700-ty-dong
Trụ sở UBND tỉnh Hà Giang hiện nay. 

UBND tỉnh Hà Giang vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được tiếp tục triển khai thủ tục đầu tư và khởi công dự án Hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan hành chính tỉnh Hà Giang. Hà Giang cũng xin hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai thực hiện.

Dự án bao gồm 2 tòa nhà, mỗi tòa 12 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng là gần 30.000 m2, chưa bao gồm tầng bán hầm.

Tổng vốn đầu tư của dự án là gần 700 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư dự án là hơn 565 tỷ đồng, lãi vay trong quá trình đầu tư là hơn 127 tỷ đồng.

Thời gian trả gốc và lãi của dự án là 11 năm. Thời gian kinh doanh, thu hồi vốn và đảm bảo chỉ tiêu kinh tế là 9 năm. Do đó, tổng số tiền tỉnh Hà Giang phải thanh toán là hơn 1.000 tỷ đồng.

Trước đề xuất của UBND tỉnh Hà Giang trao đổi với phóng viên ông Trần Quốc Thuận – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu quan điểm: “Vấn đề Hà Giang phải nhớ người dân trong đang khó khăn, nợ nước ngoài đang lớn, nợ quá hạn rất nhiều. Ngân sách chung ta đang thu không đủ chi. Thực tế đó đặt ra câu hỏi có cần xây dựng trụ sở làm việc mới không”.

Theo ông Trần Quốc Thuận vừa qua Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay trả nợ năm 2018. Theo đó, Chính phủ phải vay 384.000 tỷ đồng, gồm: Vay trong nước 275.970 tỷ đồng và nước ngoài 108.030 tỷ đồng.

Đặc biệt trong đó, vay cho cân đối ngân sách nhà nước 341.770 tỷ đồng gồm: Bù đắp bội chi ngân sách là 195.000 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng; vay về cho vay lại 42.230 tỷ đồng.

“Ngân sách chúng ta đang trong tình trạng vay nợ nước ngoài để chi tiêu, vay dài hạn để trả nợ ngắn hạn. Nợ đọng thuế gia tăng, mặt khách khoản tiền tam ô, tham nhũng không thu hồi lại được. Vậy tiền đâu để xây trụ sở hoành tráng”, ông Thuận đặt câu hỏi.

Tran-Quoc-Thuan
Theo ông Trần Quốc Thuận – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trụ sở hoành tráng không liên quan đến hiệu quả công viêc. 

Trước đề xuất của tỉnh Hà Giang về việc xin triển khai dự án theo hình thức đầu tư hợp tác công tư, hợp đồng BTL (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ), đồng thời xem xét hỗ trợ tỉnh Hà Giang một phần kinh phí để triển khai thực hiện.

Hình thức hợp đồng BTL là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.

Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời gian nhất định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định.

Tuy nhiên ông Trần Quốc Thuận cho rằng, trụ sở hành chính cơ quan nhà nước được xây dựng để phục vụ người dân, do đó phải do nhà nước quản lý không thể để một doanh nghiệp đứng ra đầu tư, sau vận hành. Như vậy trụ sở làm việc cơ quan nhà nước là của tư nhân, nếu dân muốn vào nhưng đơn vị vận hành cấm thì dân không được đến hay sao?

Bên cạnh đó khi xây trụ sở mới không có tiền Hà Giang phải vay tiền, khoản tiền gốc và lãi vay trả trong 11 năm lên đến 1.000 tỷ đồng là số tiền quá lớn.

“Dù Hà Giang có đưa ra giải pháp như kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của các đơn vị cũng không đúng. Bởi với một tỉnh nghèo phải chờ ngân sách Trung ương hỗ trợ, người dân thu nhập thấp còn khó khăn mà đầu tư trụ sở hoành tráng để làm gì”, ông Thuận nêu quan điểm.

Cũng theo ông Thuận người dân cần cán bộ có tâm huyết với nhân dân, với đất nước, chứ không cần cán bộ ngồi bán giấy trong trụ sở hoành tráng.

“Anh (ý chỉ phóng viên) thử hỏi họ xem còn có tâm với nước với dân không, nhiều nơi con em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang mùa đông đi học không có áo ấm, không có giày để đi, nỡ nào xây dựng trụ sở  nguy nga. Họ có xúc động khi thấy dân khổ, có thấy lo khi thấy đất nước nợ nần không”, ông Thuận trăn trở.

Cuối cùng ông Thuận cho rằng, quan trọng nhất là hiệu quả làm việc, chỉ cần có cái tâm với dân, với nước không cần trụ sở hoành tráng nhưng vẫn làm việc hiệu quả.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 6,9%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người ước đạt gần 22 triệu đồng/năm. Thu ngân sách ước đạt gần 1.900 tỷ đồng. 

Tuy nhiên số thu ngân sách trên không đủ để phục vụ chi tiêu. Hiện nay, dù Hà Giang đã giảm nhận trợ cấp ngân sách trung ương nhưng vẫn tỉnh này vẫn nhận trợ cấp tới 80% từ Trung ương.  

Chính vì thế trong lần đi thăm nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hà Giang phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ tự cân đối được 40-50% ngân sách, giảm trợ cấp từ Trung ương.

 

Chính phủ vay hàng trăm nghìn tỷ để trả nợ: Phải chăng là từ bộ máy cồng kềnh, trụ sở hoành tráng, lãnh nợ hộ DNNN

Giải bài toán vay để trả nợ, trả nợ rồi lại vay của Chính phủ, ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch VAFI cho rằng, để một bộ máy cồng kềnh, với quỹ lương khổng lồ thì việc bội chi ngân sách không trách khỏi.

 

Hà Nội: Xe tải mất lái lao vào trụ sở công ty giữa đêm vắng, tài xế nhập viện cấp cứu

Chiếc xe tải khi đang di chuyển đến địa phận xã Hòa Thạch (Quốc Oai, Hà Nội) thì bất ngờ mất lái và tông thẳng vào trụ sở một công ty. Hậu quả, khiến ngôi nhà và một ô tô khác bị hư hỏng, tài xế nhập viện cấp cứu.