Hà Nội - bước chuyển mạnh trong đời sống nông dân
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân khu vực ngoại thành của Hà Nội không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến nay, 3/18 huyện, thị xã đã không còn hộ nghèo theo chuẩn mới.
Tỷ lệ hộ nghèo còn gần 0,3%
Với sự quan tâm, đầu tư nguồn lực lớn của Trung ương và Hà Nội, đến nay, toàn TP đã có 14/18 huyện, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cùng với mục tiêu nông thôn mới, việc phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho người nông dân cũng được TP đặc biệt quan tâm.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng Nguyễn Viết Đạt cho biết, với sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội, thời gian qua, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai trên địa bàn huyện. Kinh tế nông thôn phát triển góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân lên mức hơn 66 triệu đồng/người/năm. Huyện cũng không còn hộ nghèo theo chuẩn đa chiều mới.
Cùng với huyện Đan Phượng, việc đa dạng hóa các loại hình kinh tế nông thôn giúp cải thiện đáng kể thu nhập bình quân chung của người dân. Hiện, con số này ở khu vực ngoại thành đạt hơn 55 triệu đồng/người/năm. Các huyện có thu nhập bình quân đầu người cao như: Thạch Thất 75 triệu đồng, Gia Lâm 65 triệu đồng, Hoài Đức 64 triệu đồng...
Đến nay, đa số các hộ gia đình ở nông thôn đã có nhà ở kiên cố, khang trang. Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân có nhiều tiến bộ. 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở nông thôn đạt 91,5%. 100% xã duy trì điểm bưu chính phục vụ Nhân dân; 98% các thôn đã phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc internet băng rộng…
Theo Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 mới đây cho thấy, tổng số hộ nghèo ở khu vực nông thôn của TP còn 3.580 hộ, chiếm tỷ lệ 0,29%. Đáng chú ý, có 3 huyện không còn hộ nghèo theo chuẩn mới gồm: Đan Phượng, Gia Lâm và Hoài Đức.
Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Thực tế, dù tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm nhanh, tuy nhiên khoảng cách về thu nhập giữa cư dân thành thị và nông thôn hiện nay còn khá lớn. Đời sống của người dân một số địa phương ở xa trung tâm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai… vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, TP xác định nâng cao đời sống cho người nông dân là mục tiêu cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, tại các cuộc giao ban Chương trình số 04-CTr/TU, lãnh đạo Thành ủy luôn nhấn mạnh yêu cầu về việc cần tiếp tục đa dạng hóa các giải pháp giảm nghèo nông thôn.
“Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, chú trọng dạy nghề cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách, gắn với tạo công ăn việc làm sau đào tạo nghề...” - ông Chu Phú Mỹ cho biết.
Hà Nội cũng sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững, đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm nghèo theo hướng đa chiều. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình của TP về giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi...
Cùng với phối hợp với các địa phương hỗ trợ, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh giải pháp thúc đẩy liên kết đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh các ngành nghề nông thôn, và phát triển hệ thống dịch vụ nông thôn; tiến tới từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2022, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 65 triệu đồng/người/năm. Cuối năm nay, toàn TP dự kiến giảm được 723 hộ nghèo.
TIN LIÊN QUAN
-
Ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII
-
Ngày cao điểm 'Chiến sĩ tình nguyện vì văn minh đô thị năm 2022'
-
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 118 ngàn lao động
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cùng chủ đề
Hà Nội chính thức thông qua Đề án giao thông thông minh
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy
Các chủ nhân căn hộ The Diamond Residence chính thức nhận bàn giao sổ hồng
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại đường Trần Phú (Hà Đông)
Quảng Nam: Sẵn sàng ứng phó trước diễn biến thời tiết phức tạp
04/11/2024, 15:58Bão Trà Mi giật cấp 11 sắp đi vào Biển Đông
24/10/2024, 14:18Hà Tĩnh: Tăng cường bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư
01/10/2024, 09:53Phát huy vai trò nòng cốt thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển
02/08/2024, 09:13Hội Xe Du lịch Bắc Ninh 99 vì một cộng đồng an toàn, nhân ái
08/01/2024, 10:51Theo chân nhà đầu tư 'săn' shophouse mặt đường lớn
03/01/2024, 11:02Nhà đầu tư sành sỏi 'bỏ tiền' vào đâu?
03/01/2024, 10:56Bạn có biết 'đường ruột' ảnh hưởng lớn đến 'sức khỏe tinh thần?'
30/11/2023, 19:05Áp thấp nhiệt đới tiến thẳng vào miền Trung, gây mưa lớn
Theo Trung Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TW lúc 10 giờ ngày 25/09, vị trí áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng 241 km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi 165km về phía Đông. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to.
Khai thác tận thu khoáng sản là gì?
Theo Điều 67 Luật Khoáng sản 2010, khai thác tận thu khoáng sản được định nghĩa như sau: Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.
Thừa Thiên Huế: Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, tổn thất nhiều tài sản
Sáng ngày 25/9, do ảnh hưởng của Áp thấp nhiệt đới nhiều tuyến đường tại Thừa Thiên Huế xảy ra ngập cục bộ, nhiều hoạt động phải tạm hoãn. Dự báo từ chiều 25/9, vùng biển tỉnh Thừa Thiên-Huế gió sẽ mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8.
Hà Nội thông qua Đề án thành lập quận Gia Lâm và 16 phường
Ngày 22/9, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 13, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm.
Thời tiết hôm nay 11/9: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 11/9/2023. Dự báo thời tiết ngày 11/9/2023 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.
Sôi động giải siêu cúp Pickleball miền Bắc mở rộng
Giải siêu cúp Pickleball miền Bắc mở rộng lần thứ nhất diễn ra từ ngày 26/8 với 3 hạng trình gồm: Đơn siêu cúp, đôi siêu cúp và đôi 6.5. Kết thúc giải vào ngày 27/8 đã tìm ra được các tay vợt lần đầu tiên lên ngôi vương.
Hải Phòng: Nghiêm cấm các hình thức nuôi nhuyễn thể tại các bãi thuộc quần đảo Cát Bà
UBND huyện Cát Hải Thực hiện Thông báo số 2802/TB-UBND ngày 29/12/2017 về việc nghiêm cấm nuôi nhuyễn thể bằng hình thức nuôi bãi triều và các rạn ngầm trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Giá vàng hôm nay 28/8, Bảng giá vàng 9999 Giá vàng SJC PNJ 18K 24K
Bảng giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay 28/8 tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay 28/8 bao nhiêu một lượng?
Thời tiết hôm nay 24/8: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa vừa, mưa to và dông
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 24/8/2023. Dự báo thời tiết ngày 24/8/2023 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.