Hồ Hoài Anh là ai? Tiểu sử, sự nghiệp của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh
Hồ Hoài Anh là ai? Tiểu sử, sự nghiệp của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hồ Hoài Anh là ai? Tiểu sử Hồ Hoài Anh
Hồ Hoài Anh sinh năm 1979 (tại Nghệ An) trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Dì của anh là NSƯT Thanh Hằng, nguyên phó khoa âm nhạc truyền thống Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, mẹ anh là NSND Thanh Tâm, nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng, nguyên trưởng khoa nhạc cụ dân tộc ở Nhạc viện,... Vì thế, lên 8 tuổi Hồ Hoài Anh bắt đầu được làm quen với nó. 13 tuổi, Hồ Hoài Anh đã sang Nhật tham gia Festival âm nhạc thiếu nhi châu Á - Thái Bình Dương. 18 tuổi, Hoài Anh đoạt giải nhất Cuộc thi độc tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 1998. Anh là một tín đồ Công giáo tại Việt Nam.
Hồ Hoài Anh là giảng viên dạy đàn bầu của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, sau các sáng tác về nhạc trẻ như Dẫu có lỗi lầm, Tình yêu muôn màu, anh bắt đầu được khán giả biết đến với vai trò nhạc sĩ.
Những sáng tác nổi tiếng của Hồ Hoài Anh
Bên cạnh đam mê dành cho loại nhạc cụ truyền thống, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh còn sớm bộc lộ năng khiếu sáng tác.
Nhiều ca khúc của Hồ Hoài Anh đã trở nên quen thuộc với khán giả yêu nhạc một thời, góp phần tạo nên tên tuổi của không ít nghệ sĩ nổi tiếng. Có thể kể tới "Nuối tiếc" qua giọng ca Hồ Quỳnh Hương, "Tình yêu muôn màu" (giọng ca Minh Quân), "Dẫu có lỗi lầm" (giọng ca Hiền Thục), "Giọt sương và chiếc lá" (giọng ca Lưu Hương Giang... Ít người biết, Hồ Hoài Anh còn có các sáng tác khí nhạc cho dàn nhạc dân tộc như các bản "Nặng tình phương Nam", "Tiếng vọng"...
Anh giành được giải "Nhạc sĩ được yêu thích nhất" tại giải Làn sóng xanh 2005 và giải Mai vàng 2006. Sau này Hồ Hoài Anh trở thành giám khảo cho nhiều chương trình lớn như: Vietnam Idol 2008, Sao Mai điểm hẹn 2010, Sing My Song mùa 2 và huấn luyện viên của "Giọng hát Việt nhí" cả 3 mùa.
Anh cũng nắm giữ vị trí Giám đốc sản xuất, Giám đốc âm nhạc của một loạt gameshow trên truyền hình như Giọng hát Việt, Bài hát yêu thích, King of Rap... Năm 2015, Hồ Hoài Anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Cuộc hôn nhân viên mãn với ca sĩ Lưu Hương Giang
Ca sĩ Lưu Hương Giang kết hôn cùng nhạc sĩ Hồ Hoài Anh vào năm 2009 sau 4 năm hẹn hò. Vợ chồng cô từng được ví là "cặp đôi vàng của làng nhạc Việt" và hiện họ có hai con gái chung.
Festival Hoa Đà Lạt 2024: “Bản giao hưởng sắc màu”
08/11/2024, 13:26Ngành Du lịch TP HCM đón 980.000 lượt khách trong dịp lễ 2/9
05/09/2024, 12:26Fansipan tưng bừng “Mùa vàng bản Mây”, mỗi tuần một lễ hội
15/08/2024, 14:49Du lịch hè 2024: Du khách đổ xô đi nước ngoài, tour nội địa ế ẩm
30/06/2024, 14:30Phát hiện sinh vật lạ ở hang động Phong Nha -Kẻ Bàng
17/06/2024, 09:28Nỗi buồn sách điện tử
Sau khoảng 10 năm hình thành, thị trường sách điện tử (ebook) tại Việt Nam không những không thể phát triển mà còn có dấu hiệu giảm sút vì nhiều lý do.
Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây
Tối 9/3, hàng trăm máy bay không người lái (drone) sẽ trình diễn các biểu tượng hoa, hương sắc Tây Hồ.
Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ
Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 6/3/2024 hôm nay, tuổi Tỵ có cơ hội gặp được quý nhân. Đối phương có thể giới thiệu cho bản mệnh những cơ hội quý giá hoặc vạch ra phương hướng để giải quyết khó khăn. Hãy khiêm tốn học hỏi điều hay từ người đó.
Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 lễ hội. Đến nay đã có trên 400 lễ hội được diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.
Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm
Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.
Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?
Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.
Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết
Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024
Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'
“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.